Tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên (27/11/2020)

Tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên (27/11/2020)

Dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,35% tổng số hộ nghèo của cả nước. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Vùng dân tộc miền núi vẫn luôn đi liền 5 cái nhất, đó là: Điều kiện khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp nhất; và tỷ lệ nghèo cao nhất. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiểu biết pháp luật sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thể tự bảo vệ mình tốt hơn và tham gia góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Làm thế nào để việc tuyên truyền pháp luật cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số có kết quả thực chất và hiệu quả cao hơn? Đây là nội dung của chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự tham gia của ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp

Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (30/11/2020)

Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (30/11/2020)

- Những thành công và hạn chế sau 3 năm thực hiện Quyết định số 619 ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật”- Xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh để thực hiện tốt hơn hoat động xây dựng xã phường đạt chuẩn pháp luật: Đòi hỏi từ thực tiễn.- Nghệ An xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Làm sao để Tòa án thực sự có vị trí Trung tâm thực hiện quyền tư pháp

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công cuộc cải cách tư pháp. Năm 2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, trong đó chọn một số nhiệm vụ trọng tâm của tư pháp để chỉ đạo cải cách. Năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đề ra chiến lược tổng thể về cải cách tư pháp và xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm.…Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứu 13 khẳng định.”Tiếp tục đẩy mạnh CCTP hướng đến xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó cải cách tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm của cải cách tư pháp ..” Vậy CCTP mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án đã đạt được những gì? Làm sao để Tòa án thực sự có vị trí Trung tâm thực hiện quyền tư pháp? Chuơng trình Pháp luật và đời sống hôm nay giành toàn bộ thời lượng đề câp nội dung này

Làm sao để Tòa án thực sự có vị trí Trung tâm thực hiện quyền tư pháp

Làm sao để Tòa án thực sự có vị trí Trung tâm thực hiện quyền tư pháp

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công cuộc cải cách tư pháp. Năm 2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, trong đó chọn một số nhiệm vụ trọng tâm của tư pháp để chỉ đạo cải cách. Năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đề ra chiến lược tổng thể về cải cách tư pháp và xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm.…Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứu 13 khẳng định.”Tiếp tục đẩy mạnh CCTP hướng đến xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó cải cách tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm của cải cách tư pháp ..” Vậy CCTP mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án đã đạt được những gì? Làm sao để Tòa án thực sự có vị trí Trung tâm thực hiện quyền tư pháp? Chuơng trình Pháp luật và đời sống hôm nay giành toàn bộ thời lượng đề câp nội dung này