Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm khoảng 98 % tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, đóng góp hơn 50 % tổng sản phẩm trong nước GDP, khoảng 30 % thu ngân sách nhà nước, và tạo việc làm cho hơn 40 triệu lao động. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập, khu vực này vẫn đối mặt với nhiều rào cản về cấu trúc và quy định cản trở cho sự phát triển bền vững. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, giai đoạn từ năm năm 2017 đến nay đã có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường mỗi năm. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đều tăng.

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển thêm 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2030, tại Chỉ thị số 10, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương:
- Tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ... nhằm tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- Cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Chuyển mạnh quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
- Tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án. Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số để giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và các dịch vụ công thuận lợi, nhanh chóng.
Bình luận