# Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Lancet đầu tháng 3/2025 cho thấy tỷ lệ béo phì toàn cầu tăng gấp đôi kể từ năm 1990, với hơn 2,5 tỷ người. Hơn một nửa số người lớn và 1/3 trẻ em trên toàn thế giới được dự đoán sẽ thừa cân hoặc béo phì vào năm 2050. Nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới đã kết hôn có khả năng béo phì cao hơn 3,2 lần so với đàn ông chưa kết hôn. Tuy nhiên, không có sự gia tăng nguy cơ béo phì ở phụ nữ đã kết hôn. Hôn nhân cũng làm tăng nguy cơ thừa cân lên 62% ở nam giới và 39% ở nữ giới.
# Kết quả một nghiên cứu mới đăng trên JAMA Oncology cho thấy việc xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến quá sớm sau phẫu thuật có thể dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không cần thiết. Hiện nay, tiêu chuẩn theo dõi mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) thường được thực hiện sau phẫu thuật từ 1,5-2 tháng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học tại Mỹ chỉ ra rằng thời điểm này có thể chưa đủ để PSA hoàn toàn biến mất trong máu, dẫn đến nguy cơ chẩn đoán sai. Theo nhóm nghiên cứu, người bệnh nên đợi ít nhất 3 tháng để đảm bảo kết quả khám lại chính xác hơn và tránh tình trạng điều trị quá mức.
# Bộ Y tế vừa thông tin kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm bổ sung kẹo rau củ Kera có Quang Linh, Hằng Du Mục, hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo. Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia báo cáo Cục An toàn thực phẩm, các chỉ tiêu về hàm lượng đạm, đường, chất béo, năng lượng tổng cơ bản phù hợp với bản tự công bố của sản phẩm, các chỉ tiêu an toàn về vi sinh vật, nấm, kim loại nặng..., đều không phát hiện hoặc nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng đã phát hiện sản phẩm có chứa Sorbitol là một chất tạo ngọt với hàm lượng 33,4 g/100g nhưng không có ghi trên nhãn sản phẩm theo qui định.
# Bộ Y tế đưa ra 10 thông điệp phòng chống bệnh sởi. Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm và dễ gây thành dịch. Khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Hãy đưa trẻ em đi tiêm chủng mũi 1 vaccine phòng bệnh sởi ngay khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi 2 vaccine sởi lúc trẻ 18 tháng tuổi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng...
# Theo nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hơn 90% người dân trên toàn quốc mắc các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, có tới 55% chưa từng đi khám răng miệng. Cũng theo thống kê này, hơn 85% trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng sữa, trong khi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng dần theo độ tuổi. Ở người trưởng thành và người cao tuổi, hơn 80% bị sâu răng vĩnh viễn; hơn 60% trẻ em và hơn 80% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt, hơn 30% người trưởng thành trở lên có túi mủ bệnh lý quanh chân răng, khiến răng lung lay và trở thành ổ nhiễm khuẩn lớn.
# Các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện E đã thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thành công cho người bệnh nữ (28 tuổi, ở Bắc Giang) mắc căn bệnh hiếm gặp “xương hóa đá” (Osteopetrosis hay Marble Bone). Đây là một bệnh lý di truyền hiếm gặp và nguy hiểm, tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 0,005% tương đương với 1/200.000 người. Ngoài việc đối mặt với những cơn đau khớp háng mãn tính, người bệnh còn phải chịu những tác động của việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài như: Hội chứng Cushing: Mặt tròn, da khô… hay các dấu hiệu của suy tuyến thượng thận… Các bác sĩ khuyến cáo, người mắc bệnh lý “xương hóa đá” cần tránh tối đa chấn thương và chỉ can thiệp y khoa khi thực sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
# Bàng quang tăng hoạt hay hội chứng bàng quang kích thích ( gọi tắt là OAB) là một trong những căn bệnh phổ biến ở đường tiết niệu. Theo Hội Niệu học quốc tế, chính Bàng quang tăng hoạt (OAB) là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn tiểu tiện ở mọi lứa tuổi. Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích và co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm, có thể có kèm theo tình trạng tiểu són, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát (tiểu không tự chủ). Bệnh này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống và công việc. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị bàng quang hoạt động quá mức. Các lựa chọn có thể bao gồm sử dụng thuốc và không dùng thuốc để giảm triệu chứng và giảm sự thôi thúc đi tiểu nhiều.
Bình luận