
- Nhiều điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.- Bộ Y tế bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 lớn nhất từ trước tới nay.- Trước diễn biến tích cực về tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện dỡ bỏ lệnh phong tỏa, cho phép một số hoạt động kinh doanh mở cửa trở lại.- Bộ Công thương Việt Nam và bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và năng lượng.- Liên quan tới vụ việc học sinh tại Trường THPT Đốc Binh Kiều và Trường THPT Tháp Mười bị hành hung phải nhập viện, Công an địa phương khẳng định là do mâu thuẫn giữa các học sinh cá biệt, không phải băng nhóm tội phạm.- Mỹ và các nước đồng minh xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ không có Trung Quốc.- Căng thẳng Venezuela – Liên minh châu Âu bị đẩy lên một nấc thang mới khi hai bên liên tục trục xuất hoặc cấm vận các nhà ngoại giao, chính trị.
- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022: Hà Nội điều chỉnh đăng ký nguyện vọng liệu có phù hợp?- Dự án nuôi bướm giúp tạo sinh kế cho phụ nữ Kenya.- Cuốn sách “Kitchen” của tác giả người Nhật Bản Banana Yoshimoto.- Tỷ phú cá vược tỉnh Thái Bình.
Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Dòng chảy sự kiện hôm nay bàn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
- Phụ huynh, học sinh đứng ngồi không yên trước quy định tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội.- Người hâm mộ thể thao tại Anh hào hứng với khả năng được quay trở lại sân vận động để chứng kiến các trận thi đấu thể thao khi nước này nới lỏng phong tỏa.- Say đắm sắc hoa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội.
UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi gặp mặt các cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, là đơn vị đã chi viện cho tỉnh Gia lai trong công tác phòng chống dịch Covid – 19 trong thời gian vừa qua. Hoàng Qui, PV Đài TNVN thường trú khu vực Tây Ngyên đưa tin.
- Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do đại dịch COVID- 19: Những nghĩa cử cao đẹp.- Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đạt giải pháp tạm thời với Iran: Nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử.- Năm 2021: Các chính sách cần phải đi vào thực chất để phát huy hiệu quả.- Điện Biên: Ít học sinh vắng mặt trong ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ tết nguyên đán.- Israel đóng cửa toàn bộ bãi biển Địa Trung Hải do sự cố tràn hắc ín.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tháng 1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu này trước hết phải giải quyết căn bản tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non. Tuy nhiên, việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019 đang làm khó cho nhiều sinh viên. BTV Lê Thu trao đổi với PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội với chủ đề: “Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi”.
Tiền Giang là một trong số ít các tỉnh vùng ĐBSCL cho học sinh nhập học trở lại từ ngày 17-2. Trong khi dịch covid-19 đang bùng phát tại nhiều nơi, việc dạy và học ngay sau nghỉ tết đã có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là vấn đề phòng chống đại dịch này.
Chiều 17/2, Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đắk Lắk cho biết, công văn (về việc cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên được nghỉ học đến hết ngày 28/2), đang lan truyền trên mạng là giả mạo. Sở đang báo cáo vụ việc, mời công an vào cuộc điều tra, xử lý người làm giả công văn chỉ đạo này. Tin của PV Hương Lý, thường trú tại Tây Nguyên.
- Cần làm gì để vừa chống dịch vừa không xáo trộn sinh kế của người dân?- Các nghệ sĩ Geisha Nhật Bản vật lộn thời Covid-19.- Cuốn sách “Chạy trời không khỏi đau” của tác giả Adam Kay.- Nhà báo Trần Mạnh Thường, tác giả của cuốn sách ảnh về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Đang phát
Live