- Việt Nam đã qua 24 ngày không ghi nhận ca mắc Covid mới trong cộng đồng. Trong số 3 bệnh nhân nặng, hôm nay, Bộ Y tế hội chẩn trực tuyến liên viện để đánh giá khả năng ghép phổi cho bệnh nhân số 91.- Học sinh cấp tiểu học và mầm non cả nước sẽ quay trở lại trường vào ngày mai sau thời gian nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19.- Nhiều địa phương lúng túng trong chi trả gói an sinh xã hội cho những người thuộc diện lao động tự do.- 3 nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 thuộc các lĩnh vực Y học, Toán học và Vật lý.- Giá lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng, nông dân phấn khởi nhưng doanh nghiệp lại ngại thu mua.- Lần đầu tiên sau gần 10 năm, Israel và Hamas phải đàm phán trao đổi tù nhân do lo ngại dịch Covid-19 lây lan trong các trại giam.- Tình yêu, lòng tri ân với Mẹ của những người con trên khắp thế giới trong ngày hôm nay – Ngày của Mẹ được thể hiện theo những cách đặc biệt trong bối cảnh chống dịch Covid-19.
- Chủ trì phiên họp thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục giãn cách xã hội một cách hợp lý để cuộc sống dần trở lại bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.- Từ hôm nay quy định về giãn cách hành khách trên tất cả các phương tiện vận tải hành khách cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không được dỡ bỏ.- Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát ở nhiều địa phương trong khi giá lợn giống tăng cao khiến việc tái đàn của người chăn nuôi càng trở nên khó khăn.- Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia cân nhắc nới lỏng các quy định phong tỏa, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa cần được thực hiện hết sức thận trọng.- Cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Irắc, ông Al-Kadhimi chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, kết thúc sự bế tắc chính trị kéo dài hơn 5 tháng qua ở quốc gia Tây Á này.
- Malaysia bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội.- Khám phá chợ hoa lớn nhất Đông Nam Á giữa lòng thủ đô Jakarta.
Kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Các nước nên dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn với sự giám sát chặt chẽ dịch và cần sẵn sàng khôi phục các lệnh cách ly xã hội, nếu virus quay trở lại. Đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tiến sỹ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới lưu ý, những nhóm dân số dễ bị tổn thương tại các trung tâm chăm sóc, nhà dưỡng lão, nhà tù và khu ký túc xá của lao động nhập cư cần được bảo vệ. Ông nhấn mạnh, ngay cả khi dịch bệnh đã được khống chế, thì các cộng đồng cần duy trì thực hiện các quy tắc như giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp vệ sinh, xét nghiệm ca nghi mắc. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Giơnevơ, Tiến sỹ Mike Ryan cho biết:
Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động tự do, lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên... Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid được Chính phủ ban hành ngày 9/4 có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 15 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Dự thảo thông tư hướng dẫn thủ tục nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42 cũng đang được xây dựng. Trong những ngày qua, nhiều địa phương cũng đã tiến hành chi trả cho một số nhóm đối tượng nhưng quá trình thực hiện vẫn gặp khó khăn, nhất là đối với nhóm lao động tự do, lao động di cư. Làm thế nào để gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ kịp thời, đúng địa chỉ là nội dung được bàn luận với khách mời là bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao chương trình quản trị của tổ chức Oxfam tại Việt Nam.
- Lộ những bất thường từ loạn giá máy xét nghiệm Covid-19.- Để Gói an sinh xã hội 62.000 tỷ kịp thời, đúng địa chỉ.- Việt Nam cần sử dụng sức mạnh mềm để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.- Yên Bái: Đảm bảo công khai, minh bạch trong hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19.- Trường đại học chuẩn bị đón sinh viên nhập học.- Khu kinh tế Vân Đồn - động lực mới cho sự tăng trưởng của Quảng Ninh.- Chính sách hỗ trợ người lao động của các nước trên thế giới.
Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tới các đối tượng được thụ hưởng. Tuy nhiên, đa số các địa phương vẫn vướng mắc trong việc xác định các đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động, nên chưa thể triển khai ngay việc hỗ trợ các đối tượng này. Để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ là không để các đối tượng phải chờ đợi lâu, các địa phương cần làm gì để tháo gỡ những vướng mắc này? Bài viết của phóng viên Kim Thanh đề cập:
- Quản lý nguy cơ từ các ca tái dương tính Covid-19.- Đảm bảo điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống để vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Gián đoạn vì Covid-19: ngành dạy nghề đổi mới tuyển sinh, đào tạo và cơ hội cho các học viên.- Bluezone: Ứng dụng bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.- 5 bộ phim chiếu miễn phí nhân dịp ngày 30/04.
Đang phát
Live