
VOV1 - Từ việc sáp nhập 6 cơ quan của 3 tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng mới hiện có hơn 5.150 công chức, viên chức và người lao động.
VOV1 - Thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đến nay tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận gần 400 đơn của cán bộ viên chức xin nghỉ việc.
“Hiện nay là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa”. Phát biểu khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đánh dấu cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sắp xếp, làm gọn, tinh về tổ chức các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, từ khối Đảng, Quốc hội, Chính phủ đến toàn bộ hệ thống các cơ quan khác trong hệ thống chính trị mà còn là việc tinh gọn cán bộ, công chức, viên chức, loại bỏ tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hay nói cách khác là cuộc cách mạng về biên chế. Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra thực trạng bất hợp lý của bộ máy nhà nước, đó là không ít người yếu kém lựa chọn cơ quan nhà nước làm việc để mong muốn biến đây thành "vùng trú an toàn", từ đó làm bộ máy yếu kém, nảy sinh tiêu cực. Làm thế nào để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách thực chất, không hình thức để bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng Khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia.
Nhằm đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) nói riêng và toàn xã hội nói chung, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức “Giải Bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024”. Lễ ký kết vừa diễn ra chiều tối nay (06/08/2024) tại Hà Nội. PV Bích Ngọc phản ánh:
Chính phủ chính thức bãi bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ lại xét thăng hạng. Theo Nghị định số 85 sửa đổi một số điều về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vừa được ban hành cuối tuần trước, viên chức sẽ không còn phải thi mà được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Trong không khí cán bộ, đoàn viên và người lao động và các cấp công đoàn cả nước đang tổ chức các hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, sáng nay, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2022 – 2023. Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng tới dự.
Chiều nay (20/11), Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ đã có buổi làm việc tại Bình Dương về tình hình công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.
- Chính phủ đồng ý bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. - Xây dựng đô thị thông minh: Người dân và chính quyền tương tác trên môi trường số.
Mới đây, tại cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời một số kiến nghị của Hội Nhà báo và đại biểu nêu ra, trong đó có vấn đề thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức. Bộ trưởng cho biết, Bộ đang đề xuất Chính phủ bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức để giảm gánh nặng thi cử, tốn kém, nhưng trước mắt vẫn giữ hình thức xét thăng hạng theo tiêu chuẩn, điều kiện. Dài hơi hơn, Bộ cũng tính toán một vài năm nữa sẽ đề xuất bỏ cả thi và xét thăng hạng viên chức để trả lương theo vị trí việc làm. Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cùng bàn luận nội dung này.
Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất: Bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Thực tế, hiện nay, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng. Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,
Đang phát
Live