VOV1 - Ngân hàng TNHH United Overseas Bank (Việt Nam) (UOB Việt Nam) và Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO) vừa ký Thỏa thuận Tín dụng Thương mại Xanh, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược hợp tác giữa hai bên nhằm thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Với số lượng tàu cá và cảng cá đứng thứ 2 cả nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang triển khai mạnh mẽ, quyết liệt giải pháp gỡ thẻ vàng cho ngành thuỷ sản với sự vào cuộc của lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương và bà con ngư dân.
VOV1 - Nuôi trồng thủy sản trên biển bằng lồng bè đang giúp nhiều hộ dân ở vùng biển đảo Tây Nam thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau có cuộc sống ổn định.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, các cơ quan, ban ngành chức năng đã tăng cường đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
“Khẩn trương rà soát, xác minh, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)”. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại phiên họp lần thứ 12 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 28 địa phương ven biển diễn ra sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ.
Vượt khó khăn Thủy sản về đích xuất khẩu 10 tỷ USD - Thời tiết bất lợi, giá nông sản tăng mạnh ngay trước Tết - Phát huy vai trò người cao tuổi trong phát triển kinh tế nông thôn.
Vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay các vùng nuôi ở nơi đây được áp dụng quy trình kiểm soát chặt chẽ theo quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu VietGAP, Global GAP. Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt những cột mốc kỷ lục mới nếu như đa dạng hóa thị trường, tận dụng thời cơ để xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, nhất là các các quốc gia Hồi giáo đang có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đặc biệt khi các thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa các khu vực này và Việt Nam.
Ngày 27/11, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan với chủ đề “Giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm đáng báo động do khai thác và đánh bắt quá mức, khiến hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng suy giảm sự đa dạng sinh học và nguy cơ biến mất của nhiều loài sinh vật biển. Đặc biệt, hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo, và không theo quy định (IUU) đang là thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiệp định về Biện pháp các Quốc gia có Cảng (PSMA) có hiệu lực từ ngày 5/6/2016 với mục tiêu bảo vệ nguồn lợi biển, được xem như công cụ pháp lý ràng buộc đầu tiên ở cấp độ quốc tế nhằm ngăn chặn sản lượng đánh bắt bất hợp pháp tiếp cận thị trường. Hiện nay, Việt Nam cùng với 78 quốc gia đã ký cam kết tham gia Hiệp định này. Các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam, cần phải có trách nhiệm và triển khai các giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên biển. - Khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc- Phó Cục trưởng- Cục Kiểm ngư- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Từ năm 2023 đến nay, tỉnh Bình Định triển khai thí điểm nhật ký khai thác thủy sản điện tử trên một số tàu cá đánh bắt xa bờ. Nhật ký này đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý, theo dõi và giám sát sản lượng khai thác và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Đang phát
Live