
Nói đến Hà Nội, mọi người thường nghĩ ngay đến không gian chưa đầy 100 héc ta - khu vực được nhiều tài liệu gọi là Phố Cổ, dù Hà Nội ngày nay đã rộng tới hơn 30 nghìn héc ta. Vòng quay của bánh xe thời gian không dừng lại và Phố Hà Nội cũng ngày một đổi thay. Hà Nội bây giờ - nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu châu Âu, tập thể cũ thời bao cấp, hòa quyện với những tòa nhà cao tầng hiện đại, những người đương đại. Nhưng, Phố cổ vẫn có một giá trị độc đáo có 1 không 2. Ẩn sâu trong Phố, vẫn hiển hiện những nét riêng. Đó là những dư vị xưa cũ được lắng đọng của một thành phố nghìn năm lịch sử đang ngày càng vươn mình thay đổi. Đó là những “trầm tích” về một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn nằm lại trong những nếp nhà cổ rêu phong, những thức quà quê, những phố Hàng…và in sâu trong tâm thức người Hà Nội cùng khách thập phương. Thanh âm ký sự “Những Hà Nội trong lòng phố cũ”.
Hào khí chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ « lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu » vẫn mãi âm vang đến hôm nay và mai sau. Với những người từng góp phần làm nên chiến thắng ấy thì đó không chỉ lòng tự hào mà còn là sự nhắc nhớ về những người đồng chí, đồng đội đã hy sinh để họ có cơ hội được sống và chứng kiến sự đổi thay của Điện Biên, của Đất nước hôm nay. Còn với những người từng đi qua cuộc chiến, những thế hệ người Việt Nam và Pháp nhìn lại bài học của lịch sử, cùng bước qua quá khứ và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Điện Biên Phủ - từ nơi đối đầu ác liệt trong chiến tranh giờ trở thành điểm hẹn của hòa bình – hợp tác và phát triển. Lịch sử đã dạy cho chúng ta những bài học vô giá và đắt giá để có được độc lập, tự do, hòa bình và sự hòa giải, hợp tác. Thanh âm ký sự « Chuyện ở miền Ban Trắng » sẽ ít nhiều nói lên điều đó. Đây là chương trình đặc biệt của Đài TNVN kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Điều gì dẫn tới việc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 chỉ sau hơn 1 năm đất nước giành độc lập? Từ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tới Hội nghị Đà Lạt - cuối cùng là Hội nghị Fontainebleau - Chính phủ VN - đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực cứu vãn hoà bình như thế nào? Khát vọng và mong muốn một nền hòa bình từ phía VN đã luôn luôn bị Pháp từ chối. Và sau 3.000 ngày, với thất bại tất yếu của bên gây chiến, Xanh-tơ-ni, Ủy viên Cộng Hòa Pháp, người đại diện cho Chính phủ Pháp ký Hiệp định 6/3/1946, trong hồi ký đã tỏ rõ sự tiếc nuối : “Khi để lại phía sau lịch sử một nền hòa bình bị bỏ lỡ”. Nền hoà bình ấy đã bị bỏ lỡ như thế nào? Các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ lật giở lại những trang sử năm 1946 qua Chương trình Thanh âm ký sự với chủ đề: TỪ NHÀ XÉC TÂY – HÀ NỘI ĐẾN LÂU ĐÀI FONTAINEBLEAU: CƠ HỘI CHO MỘT NỀN HÒA BÌNH BỊ BỎ LỠ
Điều gì dẫn tới việc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 chỉ sau hơn 1 năm đất nước giành độc lập? Từ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tới Hội nghị Đà Lạt - cuối cùng là Hội nghị Fontainebleau - Chính phủ VN - đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực cứu vãn hoà bình như thế nào? Khát vọng và mong muốn một nền hòa bình từ phía VN đã luôn luôn bị Pháp từ chối. Và sau 3.000 ngày, với thất bại tất yếu của bên gây chiến, Xanh-tơ-ni, Ủy viên Cộng Hòa Pháp, người đại diện cho Chính phủ Pháp ký Hiệp định 6/3/1946, trong hồi ký đã tỏ rõ sự tiếc nuối : “Khi để lại phía sau lịch sử một nền hòa bình bị bỏ lỡ”. Nền hoà bình ấy đã bị bỏ lỡ như thế nào? Các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ lật giở lại những trang sử năm 1946 qua Chương trình Thanh âm ký sự với chủ đề: TỪ NHÀ XÉC TÂY – HÀ NỘI ĐẾN LÂU ĐÀI FONTAINEBLEAU: CƠ HỘI CHO MỘT NỀN HÒA BÌNH BỊ BỎ LỠ.
Cứ liệu lịch sử và khoa học cho thấy, công đầu và công lớn trong sáng tạo ra chữ quốc ngữ thuộc về các nhà truyền giáo phương Tây vào đầu thế kỷ 17. Từ một loại chữ nghĩ ra để phục vụ truyền đạo, giảng đạo, chữ quốc ngữ đã vượt ra khỏi phạm vi các nhà thờ và phổ biến mạnh mẽ trong các trường học, báo chí, văn đàn từ giữa thế kỷ 19. Đánh dấu cho giai đoạn này là sự ra đời của hệ thống các trường thông ngôn do thực dân Pháp mở, bắt đầu từ Nam Kỳ và sau đó mở rộng ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Với sự tiện lợi và tiến bộ, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Cho đến trước Cách mạng Tháng 8, tỷ lệ người Việt biết chữ quốc ngữ tăng nhanh chóng. Chữ quốc ngữ đã được chính thức công nhận là chữ viết của Việt Nam bằng sắc lệnh 20 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cho đến nay, chữ Quốc ngữ trở thành biểu hiện của bản sắc văn hóa mà ai cũng có thể sở hữu và tự hào. Số thứ 2 của loạt ký sự nhan đề “ Chữ quốc ngữ - Hành trình khai dân trí” tiếp tục làm rõ vai trò quan trọng của chữ quốc ngữ trong sứ mệnh khai dân trí.
Đang phát
Live