
Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và những quyết sách cho 6 tháng cuối năm trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 tiếp tục lây lan mạnh trong nước và thế giới. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, các chỉ số về tăng trưởng-chỉ số giá tiêu dùng-thu ngân sách-đầu tư nước ngoài...đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng qua đạt 5,64%, là mức khá cao so với các nước trên thế giới. Nhiều địa phương có dịch nhưng tăng trưởng khá. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân được làm tốt trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, đang đặt ra thách thức rất lớn với những tháng cuối năm nay, khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tại một số địa phương, như TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm: Thực hiện bằng được mục tiêu kép là kiến nghị cũng là quyết tâm của các đại biểu Quốc hội cùng với Chính phủ có những cách thức triển khai phù hợp trong thực tế để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6,5%.
Đại biểu Quốc hội kỳ vọng, nhiệm kỳ khóa 15 tiếp tục đổi mới, thành công dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.-Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án phối hợp đưa người dân trở về địa phương.- Ngành đường sắt lập tàu chuyên biệt đưa người dân các tỉnh phía Nam về quê.- Việt Nam lần đầu tiên có tàu container chạy thẳng sang Bỉ.- Liên minh Châu âu EU phê duyệt 180 tỷ cu-rôn cho Kế hoạch phục hồi quốc gia của Séc.- Tìm ra mã gene kích hoạt sớm ở những ca mắc COVID-19 dù chưa có triệu chứng
Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng 6 tháng qua Quảng Ninh đã thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách gấp 5 lần kịch bản đề ra.- Hà Nội yêu cầu siết chặt công tác phòng chống dịch tại khu Công nghiệp Thăng Long.- Nga và Belarus phát triển kế hoạch chung để chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây.- Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, khiến khoảng ¾ dân số Australia sống trong khu vực phong tỏa và giãn cách xã hội.
6 tháng đầu năm nay, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhiều điểm nóng xung đột kéo dài, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 bước sang năm thứ hai với mức độ còn nặng nề hơn nhiều so với năm ngoái. Trong nước, Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện “mục tiêu kép” mà chính phủ đề ra, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. - Bối cảnh trong nước và quốc tế đã đặt ra những thách thức cũng như những yêu cầu mới cho Việt Nam khi tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm thứ hai của nhiệm kỳ. Vượt qua những thách thức, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên cương vị quan trọng này trong 6 tháng đầu năm 2021, khẳng định vai trò và năng lực của Việt Nam trong tổ chức đa phương quan trọng hàng đầu thế giới. Ông Đỗ Hồng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao bàn luận về vấn đề này.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn, ngân hàng vẫn báo lãi khủng! - Những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận vốn ưu đãi. - Nhiều tiềm năng để xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng cao.
6 tháng cuối năm 2021, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực, sáng tạo hơn nữa để tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Trong đó, có những giải pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, song tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm vẫn tăng gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020, đạt 5,64%. Ghi nhận những chỉ số tích cực này, song, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% cho cả năm 2021 thì GDP 6 tháng cuối năm phải đạt trên 7%. BTV Đài TNVN bàn luận cùng ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về nội dung: áp lực từ mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2021
Căng thẳng giữa Nga và Anh liên quan đến vụ việc tàu hải quân Anh đi qua vùng biển tranh chấp gần C-rưm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga tiến hành tập trận rầm rộ ở phía đông Địa Trung Hải, đúng lúc một nhóm tàu sân bay tác chiến của Anh cũng hiện diện tại khu vực. Giới phân tích cho rằng, cả hai đều đang muốn gửi đi những thông điệp cứng rắn đằng sau các động thái này. Điều mà dư luận quan tâm hiện nay là cuộc đối đầu Anh – Nga sẽ bị đẩy xa tới đâu, nhất là khi Nga luôn thể hiện quan điểm không nhượng bộ trong những vấn đề liên quan đến Crưm, còn phía châu Âu cũng chưa từng gây được sức ép đủ lớn với Nga, chưa nói đến một mình nước Anh. Đây cũng là lý do khiến ý tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh EU – Nga của Đức và Pháp đã bị bác bỏ. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ nét hơn vấn đề này.
Hộ chiếu vắc xin: Đã đến lúc thực hiện để đảm bảo mục tiêu kép?- An Giang: thu giữ lượng lớn quần áo may sẵn có dấu hiệu vi phạm thương hiệu nổi tiếng.- Căng thẳng Anh – Nga sẽ đi xa tới đâu?- Các địa phương đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT.
Chỉ vỏn vẹn chưa đến hai chục mét vuông, nhưng khu vực cầu thang của một khu tập thể cũ tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội lại được sắp xếp rất đặc biệt, đó là trở thành một không gian văn hóa cho cư dân nơi đây.
Đang phát
Live