Sáng 6/7, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GĐP trong quý III đạt 6,5-7%, lạm phát kiểm soát dưới 4,5%. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo các địa phương. Phiên họp được trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Ban Dân vận Trung ương Campuchia, Phó Thủ tướng Campuchia Hun Ma-ny.- Số thu ngân sách từ ngành thuế tăng hơn 15% so với cùng kỳ.- Trong 6 tháng đã có thêm 26 nhà cung cấp nước ngoài mới đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.- Dịch châu chấu tre gây hại trên các diện tích rừng và cây trồng tại Bắc Kạn, Cao Bằng được khống chế.- Tân Thủ tướng Anh phát biểu với báo giới sau khi nhậm chức.- Trí tuệ nhân tạo (AI) ngăn chặn thành công nguy cơ bốc hơi 47 triệu USD khỏi tài khoản của gần 10. 000 khách hàng ở Singapore.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,67%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Nhìn lại kỳ thi lớp 10: Áp lực “cuộc đua” vào trường công, giáo dục phân luồng vẫn mãi loay hoay- Thụy Sĩ lưu giữ nghệ thuật cắt giấy Scherenschnitt truyền thống- Hiến tạng: Cho đi là còn mãi
Tổng cục thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong Quý II và 6 tháng qua. Với mức tăng trưởng GDP đạt 6,42% trong 6 tháng đầu năm, cùng sự khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong cả năm. TS Lê Duy Bình- Giám đốc Economica Việt Nam sẽ có những phân tích, làm rõ thêm về kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng, cũng như những khuyến nghị để đạt các mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.
6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và TP.HCM đang hồi phục dù phải chịu tác động từ những khó khăn, nguy cơ bất ổn của kinh tế toàn cầu và những thách thức từ bên trong (vốn, thị trường tiêu thụ, chính sách) tác động đến sức khoẻ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 2 của TP.HCM ở mức 6,31%, thấp nhất so với các thành phố trực thuộc trung ương và khu vực. Thành phố đưa ra nhiều giải pháp, quyết tâm để thoát khỏi nguy cơ tăng trưởng chậm lại.
6,42%- là chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay. Con số tưởng chừng hết sức khô khan này, lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa, trong bối cảnh dự báo ngay từ đầu năm về một năm nhiều khó khăn, thách thức.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, 100% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, thống nhất các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024. Theo đó, ở khu vực công giao chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử từ khi thành lập nước cho đến nay. Tuy nhiên, để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, thì vấn đề kiểm soát giá cả hàng hoá cần phải được đặt ra.
Với vị trí chiến lược, được ví như cửa ngõ khu vực; trục giao thông Bắc – Nam; đặc biệt với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường sắt, đường bộ… Thanh Hoá có vai trò quan trọng, trục trung chuyển giao thương, kết nối vùng, khu vực, và quốc tế. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã xác định đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với Thanh Hoá mà có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước. Vậy thực tế đến nay, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, Thanh Hoá đã được những kết quả cụ thể như thế nào trong phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu công nghiệp, tăng tính hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và đóng góp chung vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Diễn đàn hôm nay với chủ đề: "Thanh Hoá phát triển hạ tầng, tạo liên kết vùng, phát triển đất nước”. Chương trình do Ban Thời sự VOV1 (Đài TNVN) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện.
Tăng trưởng GDP 6,42% trong 6 tháng đầu năm, với nhiều khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong cả năm 2024.
Đang phát
Live