
Hôm nay bắt đầu tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất cho người tình nguyện.- Người dân thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ cơ quan thực thi pháp luật khởi tố, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang, Phó Ban chỉ đạo công trình lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ thành phố để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".- Nhiều tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo Tết cho hộ nghèo và gia đình chính sách.- Cuộc họp lớn hàng năm của Tổng thống Nga Vladimia Putin diễn ra theo giờ địa phương có nhiều điểm khác biệt.- 14 bị cáo liên quan tới các vụ khủng bố nhằm vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo và một cửa hàng ở ngoại ô tthủ đô Paris năm 2015 đã bị Tòa án Pháp tuyên án từ 4 năm tù giam tới chung thân.- Bài bình luận nhan đề: Những tấm “bằng mua” và hệ lụy khôn lường.
Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đã được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, các Bộ ngành, địa phương đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá.
- Thúc đẩy XK nông sản sang thị trường Trung Quốc - Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng khó khăn và giải pháp - Gia Lai: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vực dậy kinh tế thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh - Kiến thức chăm sóc cây ngô đông tại các tỉnh phía Bắc
Mới đây, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31/12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước”. Tại Quyết định 19, Thủ tướng yêu cầu đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống ETC phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng. Đối với các trạm đang hoạt động, chưa lắp đặt ETC chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Các trạm thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí điện tử không dùng theo quy định. Vậy cơ quan chức năng, là Bộ Giao thông đang có những chỉ đạo, đôn đốc thế nào với các bên liên quan trong việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng, là Nhà đầu tư BOT, Nhà cung cấp dịch vụ thu phí và người tham gia giao thông? Đâu là những vướng mắc cần giải quyết ngay để đáp ứng tiến độ của dự án này khi thời gian đến hạn đã cận kề, với nguy cơ lại chậm tiến độ? BTV Hà Nho trao đổi với khách mời là Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ. Mời quý vị cùng nghe:
Những vấn đề liên quan đến qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai ở nhiều địa phương từ lâu đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây bức xúc cho dư luận. Như tại Hà Nội, vấn nạn các dự án bất động sản "đắp chiếu", bỏ hoang tồn tại hàng chục năm qua, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, khiến bao người đi không được, mà ở cũng chẳng xong. Thực tế, không khó để bắt gặp những nhà liền kề, biệt thự trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nằm chỏng chơ, xuống cấp cùng thời gian ngay giữa Thủ đô. Để có thêm góc nhìn về thực trạng này, BTV Hải Quân trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
Từ năm 2016, thành phố Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố, đặt mục tiêu đến hết năm nay, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm hoặc gạch bê tông vân đá. Vậy nhưng, chỉ sau 1 đến 2 năm, nhiều đoạn vỉa hè ở các tuyến phố như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng, gạch, đá đã bắt đầu vỡ nát, hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Dù biết chủ trương chỉnh trang vỉa hè của TP Hà Nội nhằm tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp, phục vụ đời sống nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên, “thay áo” cho vỉa hè sao cho đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí là điều tất cả người dân thủ đô quan tâm.
Kết luận cuộc họp với các tỉnh miền Trung về các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 9, tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về việc hỗ trợ kinh phí cho các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đình khắc phục hậu quả bão, lũ, đồng thời giao Bộ Tài chính cân đối để hỗ trợ mức độ phù hợp cho từng địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Thủ tướng cũng quyết định hỗ trợ mỗi hộ sập nhà do bão, lũ 40 triệu đồng, mỗi hộ tốc mái 10 triệu đồng. Nhóm phóng viên Vũ Dũng, Thanh Hà tiếp tục thông tin:
- Thời tiết cực đoan, thiên tai khắc nghiệt: Làm sao tăng sức chống chịu cho cộng đồng dân cư?- Đấu tranh trên không gian mạng ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng 13.- Thách thức với châu Âu khi đối diện làn sóng Covid-19 thứ 2.- Quyết định tạm dừng thu phí BOT quốc lộ 2 - có xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp?
- Nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật: Những việc cần phải làm.- Đại tá Dương Văn Tiến, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa với những chiến công thầm lặng.
- Bộ Giao thông vận tải gia hạn thời điểm đóng thầu 2 dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) cao tốc Bắc – Nam vì hết thời hạn mà không có nhà đầu tư.- Bộ Thông tin và Truyền thông lập tổng đài miễn phí, nhận phản ánh của người dân về tin nhắn rác, cuộc gọi rác.- Sau hơn 15 tháng nhập viện và gần ba tháng thực hiện cuộc đại phẫu tách dính lịch sử, sáng 7/10, cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi sẽ xuất viện.- Các nước châu Âu đối mặt với tình trạng thiếu thuốc Remdesivir điều trị Covid-19.- Facebook gỡ thông tin của Tổng thống Mỹ khi ông cho rằng Covid-19 không gây chết chóc nhiều bằng cúm mùa.
Đang phát
Live