Giải pháp nào để ngăn chặn pháo tự chế trong dịp Tết
Tết Nguyên đán càng đến gần, tai nạn do pháo nổ, đặc biệt là pháo tự chế ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, do học cách tự chế pháo trên mạng, không ít người đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tính mạng con người, mà hành vi tự chế pháo là vi phạm pháp luật theo Nghị định số 137 của Chính phủ. Vậy nhưng tại sao vẫn có nhiều người tự chế pháo nổ? Tại sao Nghị định 137 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã ban hành nhưng việc sử dụng trái phép có chiều hướng lan rộng?
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề cũng là thời điểm nhiều đối tượng sử dụng các phương thức, thủ đoạn tinh vi để buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ trái phép. Hiện các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đang cao điểm triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ:
- Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: Phạt 2 cơ sở kinh doanh mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto; - Hải Dương: 1 ngày, xử phạt 2 cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu; - Hải Phòng: triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo đảm hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán;
- Tết Nguyên đán cận kề cũng là thời điểm tội phạm tàng trữ, buôn bán, sử dụng pháo trái phép gia tăng. Mặc dù là loại hàng hóa bị cấm lưu thông, buôn bán, sử dụng nhưng đến dịp cuối năm, nhiều loại pháo hoa, pháo nổ có thể gây nguy hiểm tính mạng, và làm mất an ninh trật tự lại được nhiều người tìm cách đưa ra thị trường và rao bán. Các lực lượng chức năng đã phối hợp như thế nào để ngăn chặn, xử lý loại tội phạm này? Loại pháo nào người dân được phép sử dụng để tránh vi phạm pháp luật? Trong chuyên mục Vấn đề xã hội chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-4-2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định 137 đưa ra một số điểm mới trong công tác quản lý nhà nước về pháo và đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan. Nhiều người dân khi tiếp cận thông tin này tỏ ra ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thiết thực, nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ô nhiễm, mất an ninh, trật tự. Một bộ phận người dân cũng đang hiểu nhầm việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa. Việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định 137 sẽ vô tình khiến nhiều người có thể vi phạm pháp luật, dẫn tới bị xử lý hình sự. Vậy cần có giải pháp gì để quản lý mua bán và hỗ trợ người dân sử dụng pháo đúng pháp luật khi nghị định 137 có hiệu lực?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)