
Công ty VNVC vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt khi trở thành đơn vị đầu tiên đặt hàng thành công 30 triệu liều vắc xin AstraZenaca về Việt Nam
Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp tại Bắc Giang và Bắc Ninh đang mong muốn đưa công nhân trở lại làm việc ngay tại tâm dịch. Và ngày 02/06 tới đây thì tỉnh Bắc Ninh sẽ bố trí cho công nhân lưu trú làm việc tại nhà máy. Tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị mọi công đoạn để tổ chức lại hoạt động sản xuất tại 8 doanh nghiệp. Đây thực sự là một quyết định hết sức mạnh dạn, có phần mạo hiểm. Vậy các địa phương này sẽ triển khai các biện pháp nào để thực đưa công nhân trở lại làm việc an toàn? Đây là câu hỏi rất đáng quan tâm trong bối cảnh hiện nay, khi biến thể Sars-Cov-2 có khả năng lây lan rất nhanh.
Lộ thông tin cá nhân, hoặc bị công bố quá chi tiết về hình ảnh, thông tin, lịch trình di chuyển của bệnh nhân Covid-19 trong thời gian gần đây đã dẫn tới nhiều hệ luỵ. Trong đó, phải kể đến tin giả, tin sai sự thật vẫn xuất hiện nhiều trên trên mạng xã hội: từ tin giả về vắc xin phòng chống Covid-19, tin giả lừa đảo, đa cấp biến tướng; cho đến cả việc phát tán hình ảnh giả mạo về lịch trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân Covid-19,.. khiến không ít người bị nghi ngờ tiếp xúc với các bệnh nhân F0, hoặc bị xa lánh. Đây là nội dung được phản ánh trong mục Vấn đề xã hội, để thấy rằng đang cần nhiều hơn nữa những quy định chặt chẽ về việc bảo mật dữ liệu cá nhân.
Thời gian gần đây, sập bẫy vì lời chào mời từ các loại quảng cáo kiếm tiền trực tuyến trên các website và ứng dụng, vì nhìn thấy “lãi suất” tăng lên từng giờ,… hàng trăm nghìn người đã bị mất tiền oan. Các chiêu trò dụ dỗ người chơi tham gia “bánh vẽ”, đầu tư hết ứng dụng kiếm tiền này đến trang web mua sắm hoàn tiền khác, khiến Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) phải lên tiếng cảnh báo vì đã nhận được hàng loạt đơn tố cáo, ước tính thiệt hại lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Lừa đảo từ các ứng dụng, trang web “kiếm tiền online” trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đang có dấu hiệu “lây lan” nhanh hơn cả virus SARS CoV2. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là “cướp trắng” tiền bạc của người chơi? Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV bàn luận về nội dung này.
Thông tin khoảng 10.000 chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân của người Việt Nam bị rao bán trên một diễn đàn trên mạng Internet của hacker đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Vì sao nhóm tin tặc có được hình ảnh và thông tin cá nhân được xếp vào diện rất riêng tư và cần được bảo mật của hàng nghìn người? Lỗ hổng nào trong qui trình tiếp nhận và lưu trữ thông tin cá nhân của cơ cơ quan, đơn vị liên đới? Cơ quan chức năng cần vào cuộc ra sao để truy tìm và xử lí các đối tượng mua bán dữ liệu cá nhân? Người dân cần đề cao cảnh giác và có ý thức bảo mật thông tin cá nhân như thế nào? Câu hỏi được giải đáp trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này:
Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hôm nay đã thành công tốt đẹp.- Cục tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quản lý người cách ly bằng vòng tay điện tử.-- Iran tuyên bố thỏa thuận giám sát hạt nhân với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đã hết hiệu lực.- Australia dự kiến hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trong năm nay
7h02 sáng 23-5, tại khu vực bầu cử số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu thực hiện quyền công dân. Phát biểu sau khi bỏ phiếu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước sẽ bước vào một giai đoạn mới, đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn của cử tri cả nước. Tổng Bí thư cũng mong muốn các vị đại biểu Quốc hội, HĐND sẽ hết lòng vì nước vì dân, phụng sự đất nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp. Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh, là đại biểu của Nhân dân phải thương xuyên tu dưỡng, gần gũi với Nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà cử tri tin tưởng, giao phó.
Không khí ngày hội toàn dân đang nóng dần với tinh thần: đảm bảo chất lượng và an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Các cử tri trẻ hướng tới Ngày hội non sông trong tâm trạng thế nào? Họ kỳ vọng và "đặt hàng" cho các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp những gì? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay có chủ đề: Tôi đi bầu cử " sẽ bàn nội dung này với hai vị khách mời là tiến sỹ trẻ Kim Nguyên Bảo và anh Lê Xuân Đức có nickname là Bố Con Sâu - một facebooker rất quen thuộc và được nhiều bạn trẻ yêu mến trên mạng xã hội, tác giả ca khúc Tôi đi bầu cử - siêu vui, siêu tươi trẻ và hào hứng.
Mỗi khi nhắc đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay tới thủ đô ngàn năm văn hiến, với những di tích đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như Hoàng thành Thăng Long, tháp Rùa, Văn miếu Quốc Tử Giám … Và trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, Hà Nội hiện lên là kinh đô của nước Đại Việt, trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế. Bởi thế không khó để tìm thấy những làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội có lịch sử lâu đời, mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam. Việc phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống trong đời sống đương đại có vai trò rất quan trọng của các nghệ nhân, những người được ví như “linh hồn” của các làng nghề truyền thống. Nghệ nhân ưu tú Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội nghệ nhân, thợ giỏi Hà Nội, chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề và mong muốn của những nghệ nhân của Thủ đô.
Đang phát
Live