Hôm nay 10/09, Bệnh viện Phụ sản Trung ương bắt đầu tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Sau khi khám sàng lọc, khám thai kỹ lưỡng, những bà bầu đủ điều kiện sức khỏe đã được tiêm đầu tiên. Trong ngày hôm nay, có khoảng 200 thai phụ đã được tiêm an toàn, đảm bảo quy trình tiêm chủng dành cho nhóm đối tượng đặc thù này.
Tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức 2 chuyến bay đón gần 400 công dân thuộc đối tượng ưu tiên, gồm phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tháng tuổi có người thân đi kèm từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về quê.
Hiện số ca mắc Covid-19 mỗi ngày ở nước ta vẫn ở mức cao, kéo theo số lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có không ít phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con nhỏ. Đây được xác định là đối tượng bị tác động nhiều nhất trong đại dịch nếu chẳng may mắc Covid-19. Ngày 10/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19”. Vậy với đối tượng mang thai và đang nuôi con nhỏ, cơ sở y tế cần lưu ý gì trong khám sàng lọc cũng như triển khai tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho nhóm đối tượng này? Việc tiêm vắc xin có được coi là giải pháp duy nhất để bảo vệ nhóm đối tượng này trước đại dịch? BTV Thúy Ngà trao đổi cùng PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương về nội dung này.
Cơ sở y tế cần lưu ý gì trong khám sàng lọc và tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ?- Triển khai phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp đang gặp khó khăn.- Tổ chức tình nguyện Life Camp của Mỹ giúp hàn gắn vết thương tâm lý cho nạn nhân của bạo lực súng đạn.
Mang thai hộ làm sao tránh những hệ lụy đáng tiếc?- Ban nhạc Black Violin và “giấc mơ lớn” cho giới trẻ.- Cuốn sách “Giá ngày tháng ấy có người hiểu tôi”.- Nghệ sỹ Lan Hương với niềm đam mê, và sức sáng tạo trong nghệ thuật múa rối.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mang thai hộ là trường hợp người mẹ vì nhiều lí do khác nhau không thể mang thai, được quyền nhờ một phụ nữ khác mang thai hộ và sinh con cho mình hoàn toàn vì mục đích nhân đạo. Tuy vậy, thời gian gần đây, lực lượng chức năng phát hiện nhiều trường hợp mang thai hộ thu lợi nhuận, thậm chí mang thai hộ xuyên quốc gia. Việc thương mại hóa hoạt động mang thai hộ đang gây ra những hệ lụy gì? Cần phải làm gì để quy định về mang thai hộ ngày càng sát thực tiễn và nhân văn? TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế bàn luận về câu chuyện này.
Mang thai hộ: vì sao lại biến tướng thành thương mại, đẻ thuê?- Học bên bờ biển – cách phòng chống Covid-19 của trường học ở Tây Ban Nha.- Hội từ thiện đêm - Mang bữa ăn ấm lòng tới những mảnh đời cơ nhỡ.
- Tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm bệnh tật trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.- Số lượng các ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tiếp tục gia tăng, “làn sóng thứ hai” đang bao trùm trên toàn cầu.- Mối nguy hại của việc hút thuốc lá đối với hệ hô hấp của con người.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)