Bỉ đang triển khai một dự án xây dựng hòn đảo nhân tạo lớn đầu tiên thế giới tại Biển Bắc nhằm nâng cao năng lực năng lượng tái tạo của quốc gia. Khi đạt đến các điều kiện tối ưu, hòn đảo này sẽ cung cấp lượng điện gấp 3 lần sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân. Hòn đảo này có thể giảm sự phụ thuộc của Bỉ vào nhiên liệu hóa thạch như thế nào và góp phần giúp Liên minh châu Âu đạt được các mục tiêu về phát thải ròng ra sao, nội dung này được đề cập cụ thể trong Chương trình 10' Sự kiện luận bàn.
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham vừa công bố cho thấy, trong quý 3, chỉ số niềm tin kinh doanh của khối doanh nghiệp này tăng lên đáng kể, từ 45,1 trong quý 3 năm ngoái lên 52 điểm phần trăm vào quý 3 năm nay. Tuy vậy chỉ số này vẫn chưa thực sự quay trở lại kỳ vọng như trước thời điểm đại dịch Covid 19. Cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh, để là điểm tựa niềm tin vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút dòng vốn lớn, chất lượng cao?
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các chính đảng chính trị châu Á (gọi tắt là ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (gọi tắt là IPTP) từ ngày 21 - 24/11. Bài viết của phóng viên Lê Tuyết có nhan đề: “Mở rộng, tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia:
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới….Thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước” Cùng với lập luận sắc bén, toàn diện về những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xem đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết, mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Không có thể chế phù hợp, những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước sẽ là gì? Những yếu tố nào để đổi mới tư duy lập pháp đạt được yêu cầu vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Việt Nam Kỷ nguyên vươn mình với chủ đề: "Nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn", với sự tham gia của vị khách mời là Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên điều hành cấp cao Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
10 tháng năm nay, thành phố Đà Nẵng đã giải ngân gần 4.400 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt hơn 60% kế hoạch vốn được giao.- Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại TP HCM.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, nhà đầu tư bán mạnh với tâm lý bi quan.
Mặc dù tỉnh Bắc Kạn nỗ lực để có 24 xã đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2024 nhưng mục tiêu này không thể hoàn thành.
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), nhiều địa phương trong cả nước đã và đang tổ chức các ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư. Ngày hội là dịp để người dân thôn, bản, tổ dân phố ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước năm nay và đóng góp ý kiến để tiếp tục xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phóng viên Văn Hải ghi nhận tại Ngày hội đại đoàn kết liên khu dân cư thôn Trung Quan 1, Trung Quan 2, Trung Quan 3, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), nhiều địa phương trong cả nước đã và đang tổ chức các ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư. Ngày hội là dịp để người dân thôn, bản, tổ dân phố ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước năm nay và đóng góp ý kiến để tiếp tục xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phóng viên Văn Hải ghi nhận tại Ngày hội đại đoàn kết liên khu dân cư thôn Trung Quan 1, Trung Quan 2, Trung Quan 3, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Chuyển đổi số: Bước tiến vững chắc cho nông sản Việt - Xã Việt Dân- Điểm sáng phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân - Khuyến nông: Sản xuất rau hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường -Tiểu phẩm: Suýt mất mạng vì bảo thủ.
Trong chiều nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. Thủ tướng nêu rõ các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; quyết tâm thực hiện thành công các dự án trọng điểm quốc gia. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện thể chế trên tinh thần vừa phục vụ cho quản lý nhưng vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Đang phát
Live