VOV1 - Liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường sắt trong thời gian gần đây, đặc biệt là tình trạng vi phạm qua các đường ngang có cần gác chắn tự động, gây thiệt hại lớn về tài sản và uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường sắt.
Thông tin người mẫu, diễn viên Ngọc Trinh bị bắt tạm giam 3 tháng vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Cô bị khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng”, vì lái mô-tô phân khối lớn mà không có giấy phép, còn nằm, quỳ trên xe mà không mặc đồ bảo hộ. Dù bị xử phạt hành chính 17 triệu đồng, Ngọc Trinh vẫn giữ nguyên các video ghi lại hình ảnh này trên mạng xã hội, như một sự thách thức pháp luật. Công chúng cũng phản ứng mạnh mẽ trước đoạn video quảng cáo cho một hãng xe máy điện của 2 diễn viên xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp khi lái xe không đội mũ bảo hiểm và biểu diễn chồng đầu khi chạy xe. Dù có dây bảo hiểm và ê-kíp chuyên nghiệp hỗ trợ, nhưng clip hoàn chỉnh đã dùng kỹ xảo xóa dụng cụ bảo hộ. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia và các luật sư, điều này tác động tiêu cực đến ý thức chấp hành Luật giao thông, nhất là với những người trẻ. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện làm dậy sóng công luận này, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long và nhà văn Trang Hạ, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị sáng tạo, tiếp thị nội dung và xử lý khủng hoảng.
Như chúng tôi đã đề cập ở chương trình trước về tình trạng tảo hôn và những hệ luỵ đối với trẻ em, gia đình, xã hội. Điều đáng nói là, hàng ngày, hàng giờ, bọn trẻ vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ, có thể trở thành nạn nhân của tảo hôn bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với những đứa trẻ được đến trường, học tập, được trang bị kiến thức thì các em có nghị lực, hành trang đối mặt và vượt qua tảo hôn – Chính các em đang viết nên những câu chuyện làm tươi sáng giữa núi rừng. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát phần cuối có nhan đề “Những đứa trẻ vượt cổng trời”
Mọi đứa trẻ sinh ra đều mong muốn được đến trường, có cuộc sống tốt đẹp với tuổi thơ của mình. Thế nhưng, tảo hôn đã lấy đi tất cả những gì quý giá nhất 1 đứa trẻ đáng được hưởng thụ. Nghiêm trọng hơn, các em phải “giải những bài toán” vốn không thuộc về mình, như sinh đẻ, gia đình, sinh kế. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Nước mắt tảo hôn”,
Theo quy định pháp luật, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện kết hôn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là khu vực miền núi, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại, nhiều nơi có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Không chỉ vi phạm pháp luật, nạn tảo hôn còn gây ra hệ lụy rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội … Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn nhưng nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng và nhức nhối, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng này, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của Phóng viên Sỹ Đức, bài thứ nhất nhan đề “Bản danh sách đen nơi Cổng trời!”
Hoạt động xây dựng pháp luật kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặt cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy vậy, trong xây dựng pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: tính ổn định thấp, tần suất sửa đổi, bổ sung cao, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, chưa phù hợp thực tiễn; chế tài xử lý vi phạm chưa phù hợp…Do đó, cần thực hiện các giải pháp đột phá để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.- Tỉnh Cao Bằng xuất hiện tình trạng ùn ứ hàng hóa chờ thông quan.- Bất chấp thỏa thuận hòa bình của chính quyền tiền nhiệm với lực lượng taliban tại Afghanistan, Tổng thống Mỹ Joe Biden xem xét lại kế hoạch rút quân.- Oxtraylia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa Bộ Quy tắc Đàm phán nội dung tin tức trở thành luật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các Trà Vinh, Thừa Thiên-Huế và Thái Bình nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong phát triển kinh tế xã hội.- Nhân kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi giới thiệu mô hình cửa hàng tạp hóa miễn phí cho bà con vùng biên giới – một cách làm sáng tạo của của các chiến sĩ đồn biên phòng Ra Mai ở Quảng Bình.- Những bất đồng về quyền đánh bắt cá tiếp tục khiến các cuộc đàm phán hậu Brexit giữa Anh và Liên minh Châu Âu rơi vào bế tắc.- Thị trường lao động Mỹ Latinh và Ca-ri-bê khủng hoảng chưa từng có do COVID-19
Sáng nay, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, hội luật gia, các chuyên gia luật… Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu ở trụ sở Chính phủ và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chống tham nhũng rất quan trọng, nhưng chống tham nhũng trong xây dựng chính sách pháp luật còn quan trọng hơn. Cho nên, phải giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
Đang phát
Live