
Chính quyền thủ đô New Delhi, Ấn Độ hôm nay (23/11) cho biết sẽ áp đặt lại các biện pháp trong Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô, sẽ được duy trì cho đến khi chất lượng không khí được cải thiện.
- Ứng dụng công nghệ số trong phòng cháy, chữa cháy - Cải cách chính sách tiền lương
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, tính từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, số lượng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là gần 40.000 người, chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao. Trong nhiều nguyên nhân của tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, Bộ Nội vụ đã chỉ rõ, tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp so với thu nhập của người lao động cùng trình độ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc cải cách chính sách tiền lương để nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần “Nghị quyết số 27 Hội nghị trung ương 7 khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp” đã và đang được Chính phủ quyết liệt chỉ đạo thực hiện.
Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị về "xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành", mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ có mức lương riêng, cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn tình trạng "cào bằng" giữa các ngành như hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này thì xây dựng vị trí việc làm được coi là tiền đề cho cải cách tiền lương. Đây là giải pháp được nhận diện từ lâu, có hành trình dài đi từ Nghị quyết đến thực tiễn. Tuy nhiên, khó, rối, phức tạp đang là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này. Cần xây dựng vị trí việc làm như thế nào để tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất của cán bộ, công chức, viên chức, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại?
Tại Diễn đàn Quản lý chất lượng- An toàn người bệnh diễn ra ngày 17/11, tại Thành phố Thái Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết: Nhờ thực hiện tốt 83 tiêu chí nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn người bệnh, đã giúp bệnh viện trở thành đơn vị duy nhất ở miền Bắc giữ vững được danh hiệu Bệnh viện hạng đặc biệt. Cũng tại đây, Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn xét tặng Giải thưởng quốc gia chất lượng bệnh viện và thời gian tới sẽ lần đầu tiên trao tặng giải thưởng này.
Sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp rất cao, lên tới hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam. Tiềm năng TKNL ở Việt Nam còn rất lớn. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần quan trọng đưa Việt Nam đạt mục tiêu cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050 - thông tin được đưa ra tại hội thảo khởi động dự án “Đẩy mạnh hoạt động TKNL trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành TKNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (dự án IEEP) do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 15/11/2023.
Sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp rất cao, lên tới hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam. Tiềm năng TKNL ở Việt Nam còn rất lớn. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần quan trọng đưa Việt Nam đạt mục tiêu cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050 - thông tin được đưa ra tại hội thảo khởi động dự án “Đẩy mạnh hoạt động TKNL trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành TKNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (dự án IEEP) do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 15/11/2023.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Quốc hội thông qua Nghị quyết thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết số 27 của BCH Trung ương Đảng khóa 12.- Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần sắp xếp hợp lý để thực hiện chính sách tiền lương hài hòa với nguồn lực Nhà nước.- Việt Nam chủ động thích ứng với quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) về chống phá rừng và suy thoái rừng.- Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung lần thứ 23 khai mạc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.- Nghị viện châu Âu và các nước thành viên đạt được thoả thuận bước ngoặt về Luật Phục hồi thiên nhiên nhằm giảm khí thải nông nghiệp và thúc đẩy đa dạng sinh học, sử dụng đất bền vững.- Thu nhập của người dân Australia giảm mạnh nhất trong nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.
Quốc hội đã thông qua Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết quyết nghị thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương từ 1/7/2024. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, việc triển khai chính sách tiền lương mới sẽ tác động đến các lĩnh vực, cải thiện đời sống của người cán bộ, công chức. Chính phủ cần cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp cho việc thực hiện chính sách tiền lương. Đồng thời, thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Đang phát
Live