
Thời gian qua, Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) liên tục nhận được những phản ánh, khiếu nại của các lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị mạo danh, quảng cáo quá lời trên mạng xã hội, gây mất uy tín và đe dọa sức khỏe của người dân. Việc xử lý vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn. Đó là một trong những nội dung được Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết tại cuộc họp báo diễn ra chiều 06/11, ở Hà Nội.
- Y tế là một trụ cột quan trọng trong gần 30 năm quan hệ Việt Nam - Mỹ - Rực rỡ ngày hội Ấn Độ 2024: nơi tôn vinh sự đa dạng của văn hóa Ấn Độ - Cơ hội phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, lượng khách du lịch đến Hà Nam đang thiết lập kỷ lục mới, với 4,2 triệu lượt khách trong 9 tháng năm nay. Đặc biệt, mới đây, tỉnh Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” năm 2024 tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới. Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Hà Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, du lịch xanh. Đồng thời, tỉnh cũng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm khẳng định thương hiệu là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.
Hiện nay, doanh nghiệp TP.HCM đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh, trong đó dần chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ góp phần thúc đẩy phát triển năng lượng này.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc sửa luật lần này cần cân nhắc kỹ lưỡng và theo phương châm không cầu toàn, không nóng vội.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Ngày 20/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023. Theo đó, cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Đây là các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng trong một năm từ 1000 TOE hoặc khoảng 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các hộ tiêu thụ nhiều năng lượng giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban, Ban Kinh Doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.
Cần nhận rõ luận điệu sai trái để kiên quyết đấu tranh- Kho bạc Nhà nước tiếp tục điều hành hiệu quả công tác phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước- Triển vọng kém sáng sủa cho nền kinh tế thế giới và những giải pháp- Hà Nội: Các trường tập dượt đề thi minh họa kỳ thi tuyển sinh lớp 10 mới cho học sinh- Nhật Bản sử dụng AI trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống
Báo cáo trước Quốc hội sáng nay, Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu và lương công chức, trợ cấp xã hội trong năm 2025 và sẽ xử lý bất hợp lý của một số ngành như y tế, giáo dục.- Tại phiên họp chiều nay, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai.- TPHCM công bố bảng giá đất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, sau gần 3 tháng tổ chức lấy ý kiến, muộn hơn 80 ngày so với kế hoạch trước đó. Mức giá đất cao nhất lên tới gần 700 triệu đồng một mét vuông.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương ban hành đầy đủ văn bản quy định về Luật Đất đai trước ngày 31/10 này.- Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó với diễn biến bão Trà Mi đã đi vào Biển Đông.- Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc hôm nay tại thành phố Kazan, Nga đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình mở rộng và củng cố tầm ảnh hưởng.- Meta - công ty sở hữu hai nền tảng Facebook và Instagram bắt đầu thử nghiệm sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để chống lại nạn lừa đảo trực tuyến.
Đang phát
Live