
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa, đồng thời là 55 năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch (1969-2024), 70 năm Bác về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2024), 15 năm được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (2009-2024), sáng nay (18/6) tại Hà Nội, Khu Di tích Phủ Chủ tịch tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm ngày Bác đi xa - 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ( 1969-2024)”.
Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.- Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên lên quỹ đạo vào cuối năm nay.- Từ đêm nay, khu vực Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào, cục bộ có mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.- 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới tập trung tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ để tham gia vòng đàm phán cuối cùng về hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch trong tương lai.- Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương lên 4,5%, trong năm nay, tăng 0,3 điểm phần trăm so với 6 tháng trước đó.
Đông đảo du khách và nhân dân tham dự lễ Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn tại Khu di tích đền Trần, tỉnh Nam Định.- Tỉnh Quảng Ninh có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của cả nước.- Tăng cường năng lực vận tải, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua ga Đồng Đăng và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Trung.- Đại hội đồng Liên hợp quốc nhóm họp phiên họp đặc biệt về cuộc xung đột Nga- Ucraina.- Malaysia thử nghiệm thành công mạng 5.5G đầu tiên ở Đông Nam Á.
Sáng 28/11, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức tọa đàm khoa học “Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa ở bảo tàng, di tích”, với sự tham gia của đại diện Cục Di sản văn hóa và đại diện các Bảo tàng, di tích trên cả nước. Tọa đàm nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp, bổ sung kiến thức văn hóa, lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ngành Du lịch tỉnh Điện Biên đang tích cực sửa chữa, cải tạo nhiều điểm di tích trong quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hệ thống di tích Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trải dọc trục sông Hương, nằm ở ven sông, núi, gò đồi đang đối diện với nguy cơ sạt lở vào mùa mưa bão như: điện Huệ Nam, khu vực lăng Cơ Thánh... Một số di tích kiến trúc gỗ đối mặt với ngập lụt, gió bão… Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung xử lý các điểm di tích bị sạt lở, chống đỡ các di tích bị hư hỏng xuống cấp, ứng phó với mưa bão.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đình Thạch Lỗi, di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia ở xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hiện xuống cấp trầm trọng. Một bên mái đình phải dùng cột chống đỡ và có thể sập xuống bất cứ lúc nào.
Vào ngày kỉ niệm hay dịp lễ lớn của đất nước, người dân thường lựa chọn tới thăm quan các “địa chỉ đỏ” như một cách để tưởng nhớ, tri ân chiến công và sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Thời gian vừa qua, các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử đang dần hot trở lại, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo, đặc biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các bảo tàng, khu di tích lịch sử đã “tiến gần” hơn tới giới trẻ. Tuy nhiên, ngoài những bạn đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, có không ít bạn trẻ vẫn coi việc tham quan các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử là “trào lưu, hot trend”, khi nhiều người đến đây với một tâm thế để check-in, sống ảo nhằm có ảnh đẹp mang về. Tiến sĩ Xã hội học Thân Trung Dũng - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển Tri thức cùng bàn luận câu chuyện này.
Tỉnh Quảng Trị có hơn 500 di tích, danh thắng được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt với 28 điểm di tích thành phần, 20 di tích quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh. Những năm qua do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến nhiều di tích ngày càng xuống cấp nghiêm trọng
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định đặt trụ sở tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để tiếp tục lãnh đạo cách mạng miền Nam. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 50 năm đã trôi qua, bây giờ khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt trở thành di tích văn hóa hết sức quý giá, ngày ngày mở cửa đón du khách đến tham quan.
Đang phát
Live