
Hướng về bà con các tỉnh phía Bắc đang chống chịu với thiên tai, chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai đã chung tay quyên góp lương thực, thực phẩm và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu để cứu trợ khẩn cấp cho bà con.
Với chủ đề: “Việc làm, sáng tạo và đổi mới - trọng tâm của Pháp ngữ ở châu Á - Thái Bình Dương”, Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 đã khai mạc tại Hà Nội sáng 11/9, với sự tham gia của 80 đại biểu thanh niên các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ, các chuyên gia, điều phối viên và tình nguyện viên Việt Nam. Diễn đàn do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam phối hợp Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức.
Sáng nay, trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp khó lường, gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ gây thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình nước lũ tại thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh nơi vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ và làm việc với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ gây ra.
Trong những ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào nước ta, lực lượng vũ trang các địa phương đã triển khai lực lượng, phương tiện giúp chính quyền và nhân dân các địa phương chống bão. Bão đi qua, lũ lụt sạt lở đất lại xảy đến, rồi sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 tiếp tục căng mình hỗ trợ các địa phương giúp dân bảo vệ tính mạng và tài sản. Càng trong khó khăn, tình cảm quân dân, trách nhiệm với nhân dân của các cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam càng được phát huy với tinh thần: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. Mời quý vị và các bạn nghe bài viết: “Trong thiên tai, bền chặt tình quân dân” của phóng viên Nguyên Nhung.
Hoàn lưu bão đang tiếp tục gây mưa tại nhiều nơi ởkhu vực phía Bắc , đặc biệt là các vùng miền núi. Bên cạnh đó lũ tại các sông liên tục dâng cao, tại các địa phương miền núi có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Hiện tượng thiên tai này thường gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vậy cần nhận biết về lũ quét và sạt lở đất như thế nào? Có những giải pháp gì để giảm thiểu thiệt hại khi lũ quét và sạt lở đất xảy ra.
Đến sáng nay (9/9/2024), hầu hết các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh - những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất sau cơn bão số 3 (Yagi) đã hoạt động trở lại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và góp phần ổn định cuộc sống của người dân sau bão. Petrolimex cũng cho biết, đã lên phương án phòng chống mưa lũ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu kịp thời phục vụ nhân dân vùng lũ.
Bến Tre là tỉnh thuần nông, chịu tác động rất nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tuy nhiên gần đây, các mô hình sản xuất của nông dân địa phương đã phát triển mạnh, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi là động lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân xứ dừa.
Theo báo cáo tổng hợp nhanh thiệt hại từ cơn bão số 3 của Bộ đội biên phòng, tại địa bàn biên giới, vùng biển từ Thừa Thiên Huế trở ra do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, đã làm chết 1 người, mất tích 3 tàu/16 người; chìm 41 tàu, 1 ca nô. Trôi dạt mắc cạn, hư hỏng 11 tàu/82 người, 5 bè; sập, tốc mái tôn hư hỏng 1.690 nhà, 1 điểm trường học, gãy đổ hư hỏng 228 ha hoa màu, cây trồng, khu nuôi trồng thủy sản và nhiều cột điện, đèn chiếu sáng.
Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong những năm qua, tỉnh đã luôn quan tâm thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và bà con dân tộc Khmer nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Sáng nay (5/9), các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 -2025. Năm học này, toàn tỉnh có gần 500.000 học sinh các cấp học, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 35%.
Đang phát
Live