Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu.- Những quy định mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn cho cả chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, giúp hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, cả nước xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội.- Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đăng ký các khóa học “Trại hè Quân đội” trên mạng xã hội. Một phụ nữ ở Hà Nội vừa bị lừa hơn 1 tỷ đồng.- LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ cho người dân ở Gaza phải dừng lại trong vài ngày tới, vì việc đóng cửa các cửa khẩu quan trọng.- Nam Phi giành chiến thắng trong vụ kiện đòi kho báu tìm thấy dưới đáy Ấn Độ Dương trị giá 43 triệu đôla.
Tu Mơ Rông là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum với 95% dân số là người Xơ Đăng. Những năm gần đây thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu, người Xơ Đăng ngày càng tự tin trong lao động sản xuất từng bước thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng từ chính đồng đất, núi rừng quê hương. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên có bài viết “Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông với quyết tâm làm giàu từ trồng cây dược liệu”.
Với các điều kiện thuận lợi về quỹ đất lớn, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, tỉnh Gia Lai đã có trên 2.500 ha cây dược liệu, thu hút nhiều dự án đầu tư vào ngành hàng tiềm năng này.
Tỉnh Lào Cai có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất cây dược liệu, là 1 trong 8 vùng trọng điểm về sản xuất cây dược liệu trên cả nước. Nhằm phát triển các nhóm cây dược liệu, đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và chương trình OCOP.
Theo WHO, Việt Nam nằm trong top 5 trên thế giới về kháng kháng sinh. 10 tháng năm 2023, nước ta bỏ ra 1,15 tỷ USD nhập nguyên liệu và thành phẩm kháng sinh cho chăn nuôi. Thực trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi đang là một vấn đề “nóng” hiện nay. Theo Luật Chăn nuôi, sau ngày 31/12/2025 sẽ cấm sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, việc dùng dược liệu thay thế kháng sinh trong chăn nuôi là một giải pháp giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.
"Phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái” là chủ đề diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp do Trung tâm khuyến nông quốc gia tổ chức ngày 7/7 tại Lai Châu. Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và hộ nông dân đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển dược liệu gắn với du lịch, trong đó chủ lực là cây sâm Lai Châu, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và giá trị cây trồng.
Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn. 13 năm bỏ phố lên núi, ông Sỹ đã giúp người dân trồng được hơn 100ha, phần lớn là Actiso- một loại cây thuốc có lợi ích điều hòa huyết áp, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng cây thuốc để cung cấp nguyên liệu cho công ty dược phẩm, ông đã giúp hàng trăm gia đình vùng đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Từ mô hình mà ông Đỗ Tiến Sỹ gây dựng cùng bà con, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có Đề án Phát triển dược liệu, giai đoạn 2021-2025, nhằm nhân rộng cách làm này để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nguồn dược liệu phong phú. Với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, vùng cao Quảng Ngãi đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến khảo sát, liên kết triển khai các mô hình trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ cây dược liệu, mở ra cơ hội thoát nghèo cho bà con vùng cao.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều địa phương ở Điện Biên đang đẩy mạnh mô hình trồng cây dược liệu. Dù đang thử nghiệm, song đã có những tín hiệu tích cực từ thực tế, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp người dân thoát nghèo.
Khởi nghiệp nông nghiệp không hề dễ dàng khi phụ thuộc nhiềuvào các yếu tố ngoại cảnh. Đó là thực tế suốt bao đời. Ngày nay, chúng ta đangchứng kiến sự thay đổi trong lĩnh vực này, khi có sự hỗ trợ của công nghệ. Cáchoạt động sáng tạo-khởi nghiệp nông nghiệp đang ngày càng nhiều, mang lại lợiích thiết thực cho kinh tế xã hội. Câu chuyện khởi nghiệp của Hồ Xuân Vinh - đồng sáng lập Công ty TNHH ABACA Việt Nam,với muối dược liệu Nanosalt, Giải nhất cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh" năm 2022 là ví dụ góp phần khẳng định thực tế này. Chuyên gia khởi nghiệp Nguyễn ĐứcTùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam - khách mời trong chương trình, sẽ hỗ trợ các bạn phát triển sản phẩm tốt hơn, đồng thời có nhiều lời khuyên cho cộng đồng Start-Up lĩnh vực nông nghiệp.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live