
Theo thống kê, đến tháng 8/2024, cả nước có hơn 227.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người đang bị quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó đáng chú ý, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 - 25, thậm chí có nhiều em ở độ tuổi 13 - 15 tuổi. Trong tổng số 95% người sử dụng ma túy túy tổng hợp thì có tới 70 - 75% người trong độ tuổi 17 - 35 tuổi, chiếm tỷ lệ lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên. Đây là những con số đáng lo ngại và càng đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc cần những giải pháp mạnh và hiệu quả để ngăn chặn hiệu quả tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý, nhất là trong các lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ- Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm giải quyết dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng trong năm 2025- Vượt qua 8.000 mẫu dự thi của các nước, cà phê Robusta đặc sản Việt Nam đoạt giải cao nhất tại cuộc thi cà phê Robusta toàn cầu đầu tiên được tổ chức- Thủ tướng Israel lần đầu tiên hầu tòa trong vụ xét xử cáo buộc tham nhũng- The Êrát Tour - chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất lịch sử âm nhạc toàn cầu
Sáng nay (10/12), tại Hà Nộị, Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ (UN Women Việt Nam) và Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tổ chức hoạt động Gặp gỡ thường niên “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới”. Sự kiện khẳng định cam kết của Liên hợp quốc trong việc xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên giới và liên quan đến HIV.
Hôm nay là Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS. Trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do bệnh AIDS trên toàn cầu đã giảm mạnh trong những năm qua, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh việc đảm bảo quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là chủ đề cho Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Theo Liên hợp quốc, với việc đặt con người làm trung tâm và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, thế giới có thể chấm dứt HIV/AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.
Kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990, đến nay nước ta có khoảng 267.000 người đang sống chung với HIV. Trong đó, có 87% số bệnh nhân biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 13% số trường hợp còn lại là nguồn lây nhiễm bệnh âm thầm và cũng là nguồn lây nhiễm lớn nhất trong cộng đồng. Bởi lẽ đến nay đã có 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế, tức là không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Để đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam đang tiếp cận các loại thuốc dự phòng mới đã qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn trên thế giới và chứng minh được hiệu quả trên thực tế. Nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12), phóng viên Văn Hải đề cập vấn đề này.
Kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990, đến nay nước ta có khoảng 267.000 người đang sống chung với HIV. Trong đó, có 87% số bệnh nhân biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 13% số trường hợp còn lại là nguồn lây nhiễm bệnh âm thầm và cũng là nguồn lây nhiễm lớn nhất trong cộng đồng. Bởi lẽ đến nay đã có 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế, tức là không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Để đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam đang tiếp cận các loại thuốc dự phòng mới đã qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn trên thế giới và đã chứng minh được hiệu quả trên thực tế.
Sáng 29/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Tới dự và phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 cho phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung triển khai các giải pháp chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS, ưu tiên các cơ sở, địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Hôm nay 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2024; báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.
Nhiều dự án trong các lĩnh vực, từ cầu đường, bệnh viện, công trình hạ tầng đến các dự án bất động sản, gặp vướng mắc không triển khai được, nằm phơi nắng mưa. Chưa có con số thống kê nguồn vốn, tài sản trong các dự án này bị lãng phí, nhưng chắc chắn là một con số rất lớn. Chia sẻ bên hàng lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, chống lãng phí, thất thoát từ các dự án chậm tiến độ là quan trọng nhất, cần rà soát, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án này.
Đang phát
Live