
VOV1 - Chuỗi động đất liên hoàn bắt đầu từ hôm 21/6 vừa qua tại quần đảo Tokara, ngoài khơi tỉnh Kagoshima – miền Nam Nhật Bản, tiếp tục diễn biến đáng lo ngại, khiến chính quyền địa phương phải áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp để bảo vệ cư dân.
Bài 1 chúng tôi đã phản ánh thực trạng nhiều dự án bố trí cư dân biên giới với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỉ đồng tại tỉnh Cao Bằng nhưng chưa thể phát huy hiệu quả. Các dự án rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Để các dự án này thực sự hiệu quả, mang lại sự đổi thay cuộc sống cho đồng bào vùng biên giới đang là thách thức đặt ra đối với chính quyền các địa phương. Giải pháp căn cơ lúc này là phải tạo sinh kế chứ không chỉ là câu chuyện “trao con cá, thiếu cái cần”. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự cuối của loạt bài “Cần có cơ chế đồng bộ cho các dự án ổn định cư dân biên giới” do nhóm phóng viên Đài TNVN Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc thực hiện với tựa đề: “Tạo sinh kế để giải bài toán ổn định cư dân”
Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trình độ quốc tế”. Theo đó, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đã nêu ý kiến về nhu cầu nguồn nhân lực, kết nối cung - cầu lao động; nhu cầu việc làm, khả năng cung ứng nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. Từ đó thúc đẩy hoạt động đào tạo nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trình độ quốc tế tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định rõ: bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Đây là tỷ lệ ấn định nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong công tác bầu cử, ứng cử. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, số ĐBQH là người dân tộc thiểu số chỉ đạt 17,3%, tương ứng là 86 người, so với dự kiến ban đầu thiếu 4 người. Tính đến thời điểm này, Mặt trận tổ Quốc các tỉnh thành phố trên cả nước đã thực hiện xong việc hiệp thương lần 3 để xác định cơ cấu, thành phần người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đã có nhiêù địa phương, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ 18% theo quy định về bầu cử, để đồng bào các dân tộc thiểu số góp tiếng nói có trọng lượng hơn tại cơ quan dân cử.
Cần dạy con đúng cách, đừng dạy con theo kiểu vi phạm pháp luật!- Chủ đầu tư "chây ì" làm giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ - Cư dân chung cư TD Plaza (Hải Phòng) kêu cứu.- Sách số - lan tỏa rộng hơn tình yêu đọc sách.
Tiếp nối truyền thống của cha anh, trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay, thế hệ trẻ nước nhà hăng hái thi đua học tập, lao động sáng tạo, tiếp thu tri thức, khoa học và công nghệ mới, vươn lên thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp, xung kích, tình nguyện cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với Rmah Mích – chàng trai dân tộc Bana luôn ý thức được rằng giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình cũng chính là yêu nước. Cùng với đó, với vai trò là một cán bộ đoàn, Rmah Mích còn giúp đỡ rất nhiều thanh niên địa phương phát triển sản xuất, xây dựng bản làng theo nếp sống văn hóa mới. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe chia sẻ của Rmah Mích dân tộc Ba Na, Phó bí thư chi đoàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia La về bảo tồn văn hóa cồng chiêng, bảo tồn các nhạc cụ của dân tộc Bana.
Nhạc cụ dân tộc có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định tạo nên bản sắc riêng, sự phong phú, đa dạng của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Trong nỗ lực bảo tồn các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống, ngành Văn hóa các địa phương cũng nỗ lực thực hiện công tác sưu tầm, nghiên cứu, khơi dậy và khôi phục “không gian văn hóa” giữ lại các tín ngưỡng của cộng đồng thông qua các lễ hội, cuộc thi, đồng thời mở các lớp truyền dạy sử dụng nhạc cụ cổ truyền để lớp trẻ hiểu và yêu hơn văn hóa truyền thống.
Đang phát
Live