VOV1 - Những điểm cho chim bồ câu ăn trên các con phố đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống đô thị ở Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này có thể sớm trở thành quá khứ.
Dù trong thời đại internet phủ sóng giúp dễ dàng gửi tin nhắn và cuộc gọi video, Lực lượng cảnh sát ở bang Odisha phía đông Ấn Độ vẫn nuôi dưỡng và huấn luyện 1 đàn chim bồ câu đưa tin, đề phòng trường hợp thảm họa thiên tai xảy ra khiến liên lạc bị cắt đứt.
Với nhận thức mới, cùng lối sống hiện đại, đa số người dân đã thay đổi được thói quen và hành động theo quan niệm cũ, lạc hậu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, hội hè, lễ lạt. Điều đó không đồng nghĩa nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian dần mai một và sẽ hoàn toàn biến mất. Nhiều người dân vẫn tranh thủ thời gian và điều kiện kinh tế, tới đình- đền-chùa-miếu, thư thái hưởng thụ cảnh sắc chốn linh thiêng, cầu sức khoẻ, bình an – một tín ngưỡng đơn thuần – đẹp và cần được lưu truyền! Đáng lo ngại, vẫn còn không ít người hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì mê tín dị đoan mà tìm đến chốn linh thiêng, tìm đến những cá nhân, tổ chức hành nghề bói toán, trục lợi từ hoạt động mê tín dị đoan, xin nọ, cầu kia…hại mình, hại người, gây mất trật tự an ninh xã hội. Vụ việc “cô đồng” bổ cau đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày gần đây là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh internet phổ cập, mạng xã hội phổ biến và chưa thể kiểm soát, điều này càng đáng lo ngại. PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn – Phó Viện trưởng Viện an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận nội dung này,
Gần 3 tháng sống trong tâm dịch Covid-19 ở tỉnh Bắc Giang, chị Vũ Thị Thuỳ - Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Bồ Câu Trắng - Hải Phòng đã tất tả ngược xuôi khắp những nơi tập trung nhiều ca nhiễm Covid-19 chỉ với mong muốn đơn giản là có thể giúp đỡ người dân thiếu thốn vì dịch bệnh, sớm ổn định cuộc sống. Chị Thuỳ cho biết, trong cái nắng nóng như chảo lửa, có lao vào tâm dịch, mới thấy sự vất vả của đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Nhiều em bé cách ly tại trường với thầy cô giáo, vì bố mẹ hoặc người thân trong gia đình là F0, phải cách ly ở nơi khác, nhưng các em rất ngoan, hoàn toàn không quấy khóc. Vì vậy, khi dịch bệnh bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chị Vũ Thị Thuỳ lại đang lên kế hoạch, để góp phần kết nối các tấm lòng hảo tâm, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Chị Vũ Thị Thuỳ chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Câu lạc bộ tình nguyện Bồ Câu Trắng - Hải Phòng:
19 tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - Đồng lòng trong phòng chống dịch.- Sự hăng hái tràn đầy yêu thương của giới trẻ trong tâm dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh.- Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Bồ Câu Trắng Hải Phòng Vũ Thị Thuỳ - Người được trao tặng Bằng khen Giải thưởng tình nguyện quốc gia năm 2020.
Đang phát
Live