VOV1 - Mặc dù Nga và Mỹ đã tiến hành cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên nhằm khôi phục quan hệ và chuẩn bị cơ sở để chấm dứt cuộc chiến Ukraine, trong tuần vừa qua, tình hình xung đột giữa 2 nước vẫn không hề lắng dịu.
Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Truyền thông Mỹ dẫn lời một số quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên chấp thuận cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Thông tin này làm “nóng” các trang báo quốc tế trong 24 giờ qua. Nếu Nhà Trắng xác nhận, đây sẽ là sự đảo ngược chính sách đáng kể của Mỹ, bởi trước đó dù đã cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này nhưng Washington vẫn hạn chế Ukraine sử dụng vì lo ngại phản ứng dữ dội từ phía Nga sẽ khiến xung đột leo thang mất kiểm soát. Báo chí châu Âu cũng thông tin, Anh và Pháp cũng có hành động tương tự như Mỹ. Việc Mỹ và đồng minh “bật đèn xanh” nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được cho sẽ tác động đáng kể đến các diễn biên xung đột Nga – Ukraine và quan hệ phương Tây với Nga.
Xung đột giữa Nga – Ukraine có những dấu hiếu leo thang sau khi Ukraine tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ “mạnh tay” từ phía Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin tăng cường “đe dọa hạt nhân”.
Tổng thống Ukraine hôm qua (31/8) đã kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa nhằm cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, đề xuất này của Ukraine cho đến nay vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của phương Tây và lời đề nghị này cũng khiến cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine ngày càng xa vời.
Tại cuộc họp diễn ra hôm qua 12/8 về tình hình biên giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định các ưu tiên của nước Nga sau chiến dịch tấn công quy mô lớn của Ukraine nhằm vào khu vực Kursk hôm 6/8 vừa qua.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tuyên bố một kế hoạch hành động để đạt được hòa bình tại Ukraine sẽ sẵn sàng vào cuối tháng 11 tới. Ngay lập tức, phía Nga lý giải tuyên bố về khả năng đàm phán hòa bình của Ukraine là “mang động cơ chiến thuật”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bàn về tình hình xung đột Nga- Ucraina, cũng như các nỗ lực nhằm khôi phục hành lang an toàn trên Biển Đen cho việc xuất khẩu ngũ cốc. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga- Ucraina đã bước sang năm thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thể hiện vai trò trung gian trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga- Ucraina thông qua đàm phán. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phát huy được vai trò của mình để tìm ra công thức hòa bình mà các bên đều chấp nhận được?
BRICS kêu gọi tăng cường đối thoại ngoại giao và sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nam Phi – nước chủ nhà Hội nghị nghị thượng đỉnh lần thứ 15 nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đang diễn ra tại thành phố Johannesburg.
Mỹ vừa thông báo gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 800 triệu đôla cho Ucraina, đặc biệt trong đó có bom chùm- loại vũ khí đã bị cấm tại 123 quốc gia. Đây là một bước ngoặt lớn trong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ucraina trong bối cảnh hôm nay cũng đánh dấu tròn 500 ngày nổ ra cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu. Quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng, đồng thời bày tỏ lo ngại về bước đi mạo hiểm này của Mỹ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live