Trong những phần trước của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích và chỉ rõ sự phi lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khái niệm Tứ Sa mà nước này đã công bố và đưa vào thực thi. Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế thông qua các công cụ ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động phi pháp của mình cả trên thực địa, cũng như bằng các biện pháp hành chính, pháp lý. Trong phần cuối của loạt bài này, chúng tôi đề cập những tính toán sâu xa núp sau chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc với mục tiêu thôn tính và độc chiếm biển Đông.
Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc. Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra. Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc.
Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc. Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)