Sáng 24/12, Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết công tác trẻ em năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, tập trung giải quyết kịp thời các vấn đề tồn tại, đặc biệt là bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của trẻ em và giải quyết tình trạng xâm hại trẻ em cả trên môi trường mạng và trong đời sống thực.
Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại tình dục, nhưng thực trạng trẻ em bị xâm hại vẫn ở mức báo động. Do đó, để bảo vệ trẻ em, trách nhiệm không chỉ thuộc về mỗi gia đình, mà cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trong việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt, dễ trở thành nạn nhân của hành vi bạo hành hoặc xâm hại tình dục. Để trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng để ứng phó với những tình huống liên quan đến bạo hành, thời gian qua, nhiều trường học đã triển khai các chương trình giáo dục lồng ghép nội dung về chống bạo lực, quyền trẻ em trong các buổi học; tổ chức lớp dạy kỹ năng tự vệ hoặc tố giác khi chứng kiến các hành vi bạo hành. Qua đó trang bị cho các em học sinh các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân, tránh việc bị lạm dụng xâm hại cũng như các kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong môi trường học đường.
Theo báo cáo của Bộ Công an, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em; xử lý hành chính 48 vụ, 125 đối tượng. Trong đó, 188 vụ dùng mạng xã hội để làm quen với trẻ em để xâm hại. Ngoài ra, tình trạng bạo lực, bạo hành trẻ em cũng thường xuyên diễn ra. Mặc dù hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện đã tương đối toàn diện, nhưng tại sao những vụ việc đau lòng như vậy vẫn diễn ra và chỉ đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng xã hội mới biết. Nhiều ý kiến cho rằng, một phần nguyên nhân là do người thân trong gia đình, hàng xóm biết nhưng không dám tố cáo người có hành vi xâm hại:
Khoảng 1.200 ông già Noel giả tưởng đạp xe khắp thủ đô London, Anh vào hôm qua, nhằm gây quỹ hỗ trợ tổ chức từ thiện dành cho trẻ em.
Mạng xã hội ngày nay hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt với trẻ em, bởi nó là kho khổng lồ chứa đựng các hình thức giải trí, có lượng kiến thức đa dạng, nội dung hấp dẫn và mới mẻ, đồng thời có thể kết nối bạn bè, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích thì mạng xã hội cũng chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn, nhất là nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vì vậy, việc trang bị những kỹ năng cần thiết trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra với những người làm cha, mẹ trong bối cảnh hiện nay.
Sáng nay (10/12), hơn 1.400 đại biểu đến từ các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước, khối trường đại học,cao đẳng, các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu tại Việt Nam và hàng nghìn nữ sinh ngành công nghệ đã tham gia triển lãm và thảo luận về thách thức và cơ hội việc làm tương lai cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trong các ngành công nghệ và STEM. Chương trình do Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (VNEI) và Thành đoàn Hà Nội tổ chức với chủ đề “Đối thoại về tương lai số: Phụ nữ và trẻ em gái trong ngành công nghệ và STEM”. Phóng viên Hà Nam thông tin:
Được thiết kế như một phòng làm việc, mô hình: “Phòng điều tra thân thiện” tạo tâm lý thoải mái, gần gũi giúp gia đình và nạn nhân giảm bớt mặc cảm, lo sợ, nhất là nạn nhân dưới 18 tuổi trong các vụ xâm hại tình dục. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhận định, mô hình này là “điểm sáng” trong công tác bảo vệ trẻ em, giúp các bậc phụ huynh, những người tố giác, cũng như nạn nhân (là trẻ em) tránh tâm lý căng thẳng, không bị tái tổn thương khi tham gia công tác điều tra.
Quốc hội Australia đã thông qua đạo luật “chưa từng có” trên thế giới, là cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Đạo luật nhằm mục đích bảo vệ “sức khỏe tâm thần và hạnh phúc” cho thanh thiếu niên nước này, song cũng đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều từ dư luận.
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, thậm chí có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến nạn nhân thiệt mạng, nhẹ hơn thì mang tổn thương về thể xác, tinh thần kéo dài. Đáng chú ý, tình trạng tội phạm bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Hậu quả mà nó để lại ra sao và giải pháp nào để phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.
Đang phát
Live