VOV1 - Sau khi đoạn clip ghi lại cảnh 2 tài xế dừng xe giữa đường cầm hung khí doạ đánh nhau lan truyền trên mạng xã hội, cả 2 bị Công an TP. Thủ Đức, TP.HCM khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
VOV1 - Ngay trong những ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, Công an tỉnh Nghệ An đã tăng cường lực lượng để giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của công dân kịp thời, chính xác. Qua đó, xây dựng hình ảnh đẹp “Vì Nhân phục vụ” của người cán bộ, chiến sỹ nhân dân
Ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi đang được Công an tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện. Ghi nhận của Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - Huyện Đại Từ, Thái Nguyên phát huy sức mạnh của nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - Xã Phú Cát: Mô hình hay trong đảm bảo an ninh trật tự - Năm 2024: Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm Bộ Tư pháp là cơ quan chuyển đổi số xuất sắc.
Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 1.731 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với tổng số 5.193 thành viên, đã phát huy tác dụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN ghi nhận mô hình này tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Ngày 1/7 năm nay, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã chính thức ra mắt trên toàn quốc. Đây là là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tại các địa phương, lực lượng được hình thành từ việc kiện toàn 3 lực lượng sẵn có bao gồm: công an xã, phường, thị trấn bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và dân phòng. Đến nay, sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động, lực lượng này đã nhanh chóng ổn định, tham gia tích cực vào công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở, trở thành cầu nối giữa chính quyền và cộng đồng dân cư, là cánh tay nối dài của lực lượng Công an cơ sở, tạo thành pháo đài vững chắc trong công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, là điểm tựa bình yên của nhân dân.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật này có 9 chương, 89 điều quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn GTĐB, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới. Là bộ luật lớn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì vậy việc ban hành và thực thi Luật nhận được sự quan tâm của toàn xã hội “ Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng” là chủ đề được bàn luận trong chương trình với sự tham gia của hai vị khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an. Luật sư Nguyễn Hồng Bách – Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự:
Chiều15/11, tại Hà Nội, Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng (CHD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với các bên liên quan tổ chức thông tin về một số điểm mới trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ về đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng ô tô. Theo đó, ưu tiên bảo vệ trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông.
“Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cần đổi mới, nắm sát được tình hình triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông tại các địa phương”. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp chiều nay với Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia về hoạt động của Uỷ ban và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng năm 2024.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2023 đến 16/4/2024), toàn quốc xảy ra 12.321 vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 5.200 người tử vong, gần 9.600 người bị thương. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ là 12.225 vụ. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không chỉ là giữ gìn bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình, sự an toàn cho cá nhân tham gia giao thông mà còn góp phần ổn định trật tự xã hội. Với yêu cầu này, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 có nhiều điểm mới, cần sớm được tổ chức thực thi tốt:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live