Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về đề xuất của 10 địa phương bổ sung cảng hàng không.- Xuất khẩu gạo đầu năm 2023 có nhiều tín hiệu tích cực về thị trường, kỳ vọng xuất khẩu cả năm thắng lớn.- Tổng thống Nga trình Hạ viện dự luật tạm ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, hay còn gọi New START.- Sau chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Mỹ tới Ucraina, Thủ tướng Italy thăm Kiev tái khẳng định sự ủng hộ với Ucraina.- Cuba lại gặp sự cố nghiêm trọng khiến một nửa lãnh thổ mất điện trong hôm qua.
Sau chuyến thăm đầy bất ngờ tới thủ đô Kiev của Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở thăm Ba Lan – quốc gia đồng minh NATO có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Ukraine, với vai trò quan trọng trong tuyến đường vận chuyển vũ khí của phương Tây vào quốc gia này. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thu hút nhiều sự quan tâm từ quốc tế.
Ngày 20/02, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đến thăm hai tỉnh Hatay và Kahramanmaras để đánh giá thiệt hại cũng như các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ thảm họa động đất.
Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa sẽ tròn 1 năm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến công du Ba Lan, trong đó dự kiến sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại đây. Truyền thông quốc tế đều tập trung đến sự kiện được cho là mang nhiều thông điệp này của nhà lãnh đạo Mỹ. Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Tổng thống Mỹ có 2 chuyến công du Ba Lan - quốc gia láng giềng và có sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev. Sự hiện diện của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan được cho sẽ mang nhiều thông điệp về chính trị và quân sự của Mỹ và NATO đối với Ukraine.
Theo đại biểu của các đảng phái trong Duma quốc gia(Hạ viện) Nga, chủ đề về chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ là trọng tâm trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga V.Putin trước Quốc hội Liên bang vào ngày mai, 21/02. Các nghị sĩ cũng mong muốn được nghe người đứng đầu nước Nga trình bày những định hướng chính trong phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo năng lực quốc phòng và an ninh, cũng như các biện pháp an sinh xã hội đối với công dân Nga.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hôm nay (14/2) bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc trong thời gian 3 ngày. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Raisi và cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Iran tới Trung Quốc trong vòng 20 năm qua. Chuyến thăm không chỉ tăng cường và thúc đẩy quan hệ song phương mà còn góp phần củng cố quan hệ đồng minh giữa Iran và Trung Quốc nhằm đối trọng với sức ép của Mỹ và phương Tây.
Dự kiến bắt đầu từ hôm nay (14/2), Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày (từ 14-16/2) theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Rai-xi đến Trung Quốc kể từ khi nhậm chức năm 2021 nhằm tăng cường quan hệ giữa hai bên. Trong bối cảnh cả Trung Quốc và Iran đều đang căng thẳng với Mỹ, hai bên kỳ vọng gì vào chuyến viếng thăm lần này? Đâu là những không gian hợp tác tiềm năng giữa hai nước hiện nay?
Tới châu Âu, gặp lãnh đạo các nước Anh, Pháp và Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục hối thúc phương Tây viện trợ vũ khí quân sự hiện đại hơn nữa. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua nhóm họp, cảnh báo mọi viện trợ cho Ukraine không được phép làm leo thang tình hình và chệch hướng nỗ lực tìm kiếm hòa bình.
Tổng thống Philipine Marcos đang có chuyến công du đầu tiên tới Nhật Bản- đối tác đặc biệt quan trọng với đất nước Đông Nam Á này. Theo kế hoạch, hôm nay (9/2), Tổng thống Marcos sẽ có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Kishida và yết kiến Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Michiko...Chuyến thăm Nhật Bản lần này của Tổng thống Philipine Marcos được kỳ vọng sẽ tối đa hóa tiềm năng trong quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Nhật Bản trong tất cả các lĩnh vực và hướng tới xây dựng một mối quan hệ quốc phòng, an ninh, chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân gần gũi hơn. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến công du tới Nhật Bản của Tổng thống Philipine Marcos, phóng viên Phạm Hà, thường trú Đài TNVN tại Indonesia, theo dõi khu vực ASEAN và phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích nội dung này.
Dự kiến 9h sáng nay - ngày 8/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc Thông điệp liên bang lần thứ 2 kể từ khi lên nắm quyền. Thông điệp lần này được đặc biệt chú ý khi diễn ra vào thời điểm nước Mỹ vừa tiến hành “bài sát hạch giữa nhiệm kỳ” với chính quyền của ông - trong đó, phe Dân chủ đã đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện. Tìm kiếm sự ủng hộ của các cử tri Mỹ còn hoài nghi, lưỡng lự hay chuẩn bị cho các kế hoạch tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024… dự kiến là những mục tiêu trọng tâm mà nhà lãnh đạo nước Mỹ đặt ra trong Thông điệp liên bang lần này.
Đang phát
Live