
Để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ AUKUS, Australia đang cử nhân sự sang Anh học điều khiển thiết bị này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Ixraen Nir Barkat.- Thông báo kết quả phiên họp thứ 24 ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực.- Các nhà hoạt động tại Ni-giê phát động chiến dịch tuyển mộ tình nguyện viên chiến đấu chống lại kế hoạch can thiệp quân sự từ Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ECOWAS.- Đức và Tây Ban Nha tham gia đấu thầu đóng 6 tàu ngầm cho Ấn Độ.
Những chiếc tàu ngầm Kilo 636 – hay còn gọi là “hố đen đại dương” lần lượt cập Quân cảng Cam Ranh 12 năm trước đã đem đến một sinh khí mới cho lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển (20/6/2011-20/6/2023), cán bộ, thủy thủ (CBTT) Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân đã khẳng định được vai trò là lực lượng tinh nhuệ, nòng cốt, làm chủ hoàn toàn những tàu ngầm Ki lô 636 hiện đại, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; đồng thời khẳng định bước tiến của Hải quân Việt Nam trong lộ trình tiến lên hiện đại.
Sự ra đời của AUKUS vào tháng 9/2021 nhận được phản ứng trái chiều trong khu vực khi có quốc gia ủng hộ, có quốc gia thận trọng và có quốc gia phản đối mạnh mẽ. Tuy vậy, hôm nay, cơ chế này vừa nhận thêm sự ủng hộ mới khi Singapore tuyên bố ủng hộ cơ chế AUKUS và sẵn sàng chào đóng các tàu và máy bay của Australia tới thăm nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương.- Hàng loạt ngân hàng đã niêm yết biểu lãi suất mới, với mức giảm phổ biến từ 0,3 đến 0,8% một năm.- Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay tập trận chống tàu ngầm, bất chấp các vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên.- Các ứng cử viên trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Thái Lan bắt đầu đăng ký tham gia tranh cử tại các địa điểm được chỉ định trên toàn quốc.
Thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia nêu chi tiết cách thức phối hợp ba bên nhằm chia sẻ công nghệ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận được đánh giá là một dấu mốc lớn trong hợp tác quân sự giữa ba quốc gia trong cơ chế an ninh AUKUS được thành lập cách đây hơn 1 năm. Riêng với Australia, Thỏa thuận Aukus là kế hoạch dài hạn gồm nhiều giai đoạn nhằm đưa quốc gia này trở thành đối tác đầy đủ trong việc bảo vệ công nghệ hạt nhân tuyệt mật của Mỹ, vốn trước đây chỉ được chia sẻ với Vương quốc Anh. Tham gia vào thỏa thuận này, Australia cũng sẽ hiện thực hóa mục tiêu định hình lại chiến lược quốc phòng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, việc triển khai thỏa thuận lịch sử này sẽ đòi hỏi hàng thập kỷ với không ít thách thức.
- Tự hào những người lính Tàu ngầm 182 - Hà Nội. - Giải pháp phát triển nghề cá bền vững – Kinh nghiệm từ địa phương. - Nâng cao ý thức và vai trò cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên biển.
Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?
Một cuộc tranh cãi chưa từng có về việc Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp, quay sang mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vẫn đang làm “nóng” mặt báo và các diễn đàn ngoại giao quốc tế. Trong khi giới quan sát quốc tế tiếp tục giải mã bản chất mối quan hệ đồng minh trong thế giới phương Tây sau vụ việc này, một câu hỏi đặt ra là “hợp đồng thế kỷ” giữa Pháp và Australia thực chất có giá trị như thế nào, những chiếc tàu ngầm trong hợp đồng hàng chục tỷ đô la đóng vai trò ra sao với chiến lược an ninh biển của Australia?
Quan hệ giữa Australia và Mỹ với Pháp đang bị ảnh hưởng khi Mỹ, Anh và Australia qua mặt Pháp trong thỏa thuận chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Trong bối cảnh Pháp hiện vẫn là đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi mà Australia cần nhiều sự hiện diện của các cường quốc thì vào lúc này, Australia đang phải đối mặt với bài toán hóc búa là xoa dịu và làm lành với Pháp.
Đang phát
Live