VOV1 - Xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội từ lâu được biết đến là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống như làm bánh đa nem, kẹo, mì bún… Các sản phẩm làng nghề không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
“Vườn rau sạch cho bé” là mô hình hay và ý nghĩa, xuất phát từ tình cảm của những người lính quân hàm xanh Đồn Biên phòng Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Đến nay mô hình không chỉ giúp các nhà trường có thêm nguồn rau xanh thường xuyên để cải thiện bữa ăn mà còn lan tỏa rộng khắp tại các bản làng nghèo biên giới ở địa phương.
Không khí của mùa xuân đang ngập tràn trên mọi miền đất nước. Mọi người đang hối hả hoàn thành công việc còn dở dang và tất bật chuẩn bị bữa cơm tất niên gia đình, cùng đón chờ năm mới Tân Sửu 2021 với nhiều ước vọng tốt đẹp. Với người nông dân, những ngày cuối năm thường gắn liền với lo toan, hối hả nơi ruộng lúa, vườn rau không kể sáng sớm, đêm khuya. Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quí vị và các bạn câu chuyện về nông dân Đặng Thị Cuối ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, một người phụ nữ tâm huyết và gắn bó với ruộng đồng quê hương.
Năm 1980, cựu chiến binh Nguyễn Thị Luyến cùng gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Khi đó, cả bản Tự Nhiên, xã Đông Sang là bãi lầy, người dân chỉ phát nương làm rẫy, trồng lúa, trồng ngô, kinh tế vô cùng khó khăn. Với bản lĩnh của người lính không cam chịu đói nghèo, bà Luyến nung nấu dự định phát huy lợi thế của vùng đất Mộc Châu để phát triển trồng rau an toàn. Năm 2011, bà Luyến cùng với một số người bạn là cựu chiến binh đã vận động người dân trong xóm thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với 19 hộ thành viên, sản xuất trên diện tích 7,5 ha. Kể từ đó đến nay, ý thức sản xuất rau an toàn lan tỏa ra cả một vùng quê, không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn mang lại nguồn cung thực phẩm sạch cho cộng đồng. Mời quý vị cùng nghe câu chuyện của “nữ tướng thời bình” Nguyễn Thị Luyến:
Bắt đầu từ trăn trở làm sao để có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, chị Lâm Việt Hòa ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã quyết tâm xây dựng mô hình trồng rau thủy canh để cung cấp rau sạch tới người tiêu dùng với phương châm “rau sạch với giá chợ”. Để giảm được giá thành, chị mày mò từng bước để khép kín quy trình công nghệ, làm ra sản phẩm sạch từ vườn ra đến bàn ăn. Trên con đường đó là biết bao gian nan và sự trả giá. Để tìm hiểu hành trình thực hiện mục tiêu “rau sạch với giá chợ” của chị, mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện của chuyên mục Chuyện đêm hôm nay:
- Nắng nóng và mối nguy ô nhiễm không khí.- Mô hình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, sản phẩm rau - hoa của Đà Lạt.
- Vải thiều Hải Dương được mùa, được giá.- Bình Thuận đối mặt với hạn hán gay gắt nhất trong 10 năm.- Thị trường tôm sôi động trở lại.- Tư vấn sản xuất lúa thông minh và sản xuất trong nhà màng, ứng phó với biến đổi khí hậu.- Nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn Văn Đức.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Giải pháp kỹ thuật nào giúp sản xuất lúa vượt thách thức trong mùa khô 2020.- Cõng gạo về giúp đồng bào nghèo miền núi Quảng Trị.- Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả.- Sản xuất rau sạch ở hợp tác xã Trung Nghĩa, tỉnh Hưng Yên.
- Vụ Xuân 2020: nguy cơ tăng mạnh sâu bệnh hại lúa.- Cách phòng chống bệnh hại trên cánh đồng nhiều giống lúa khác nhau.- Liên kết trồng rau sạch giúp người dân vượt khó mùa dịch bệnh COVID-19.br>- Vườn Quốc gia Ba Vì làm tốt công tác giữ rừng tận gốc.
Đang phát
Live