Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người dân chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần hiệu quả bảo vệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn. Nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình này xen canh các loại cây ngắn hạn đem lại thu nhập ổn định.
Trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc các dân tộc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp, đặc sắc đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu. Trong 2 bài đầu của loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, nhóm phóng viên VOV tại Miền Trung đề cập thực trạng nhức nhối về hủ tục với nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đó là tục chôn sống con theo mẹ ở vùng đồng bào Giẻ Triêng tỉnh Quảng Nam; tục “nối dây” của đồng bào Bru- Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình; tục nghi kỵ “cầm đồ độc” ở vùng đồng bào H’re tỉnh Quảng Ngãi… đã cướp đi mạng sống của nhiều người trong làng... Mặc dù, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thế nhưng một số tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ trong đời sống của người dân. Kết thúc loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài cuối cùng về “Xoá bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” do Nhóm phóng viên VOV Miền Trung thực hiện.
Trong chương trình Thời sự trước, chúng tôi đã phát bài 1 trong loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục” nói về những nỗi đau nhức nhối của những hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số dọc dãy Trường Sơn. Việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đồng bào vùng cao là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với thực tế và nhận thức của bà con. Trên hành trình xóa bỏ những hủ tục, xây dựng nếp sống minh đã xuất hiện những tấm gương dám vượt qua sự phản đối của dân làng, từ bỏ những tập tục lỗi thời. Trong Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi hành trình “Vượt qua hủ tục”, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở các bản làng vùng cao của Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú tại miền Trung.
Những năm gần đây, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn kinh phí hàng ngàn tỷ đồng đã được triển khai. Từ đó, diện mạo vùng cao và đời sống của bà con các dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’re, Ca Dong, Xê Đăng, Tà Ôi… dọc dãy Trường Sơn ngày càng khởi sắc. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, bà con quan tâm hơn đến việc phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, ẩn sau các phong tục, tập quán tốt đẹp vẫn còn không ít những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức của bà con, cản trở quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến đói nghèo cùng nhiều hệ lụy nhức nhối. Hành trình “Vượt qua hủ tục” không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân và vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở. Nhóm phóng viên VOV Miền Trung đã đi sâu tìm hiểu một số hủ tục cùng những hệ lụy ở vùng cao các tỉnh miền Trung và thực hiện loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục”. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài đầu tiên với nhan đề “Nợ nần, đói nghèo vì hủ tục ở vùng cao Quảng Nam”.
Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững ở các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt; người dân tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Thời gian qua, nhiều nông dân vùng cao tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Agribank để mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất. Từ phong trào này, nhiều gia đình đã vượt khó làm giàu, có thu nhập ổn định.
Để chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% phát huy hiệu quả.- Tăng cường phối hợp kiểm tra, ngăn chặn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.- Hàn Quốc tăng tốc quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương.- Tiềm năng du lịch Quảng Nam.
Tỉnh Quảng Nam tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để từng bước hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại khu vực miền núi phía Tây gắn với các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa để thu hút du khách. Phấn đấu đến năm 2025, miền núi Quảng Nam đón 600.000 lượt khách du lịch mỗi năm, tạo việc làm trực tiếp cho 4- 5 ngàn lao động. Du lịch được kỳ vọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo cú hích giúp người dân miền núi tỉnh Quảng Nam tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống.
Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn trên cả nước. Sau khi sắp xếp, tổ chức lại lực lượng bảo vệ rừng, tỉnh này tập trung các giải pháp phát triển kinh tế bền vững dựa vào rừng, hỗ trợ người dân tại 197 xã có rừng ổn định cuộc sống. Việc tạo sinh kế cho người dân vùng đệm không chỉ giúp hàng vạn hộ dân hưởng lợi từ rừng mà còn góp phần hạn chế tình trạng xâm hại rừng.
Chương trình Sữa học đường theo Nghị quyết số 17/2022 của HĐND tỉnh Quảng Nam là chương trình thiết thực đối với học sinh khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần giúp học sinh tại đây phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai chậm trễ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam làm cho khi kết thúc năm học 2022-2023 chương trình này vẫn chưa thực hiện được.
Đang phát
Live