
Hôm nay 20/4 là ngày “Thương hiệu Việt Nam”. Năm nay Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình Thương hiệu Quốc gia giai đoạn mới (2020-2030). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương trong cả nước vẫn đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, nên các hoạt động của ngày "Thương hiệu Việt Nam”cũng như lễ công bố các thương hiệu, sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã không được tổ chức. Song, cũng chính trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, hình ảnh đất nước, con người và doanh nghiệp Việt Nam càng được khẳng định - với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, tình người trong khó khăn, dịch bệnh đã vượt ra ngoài phạm vi biên giới, quốc gia.
- 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có những dấu hiệu khả quan, nhiều địa phương bắt đầu tính tới việc cho học sinh trở lại trường từ tuần sau.- Nhiều địa phương điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.- Khai mạc Hội sách trực tuyến toàn quốc năm 2020. Đây là lần đầu tiên Ngày sách Việt Nam được tổ chức hoàn toàn trên không gian mạng để phòng chống dịch bệnh.- Mỹ tiếp tục là tâm dịch, khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.- Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya phát động cuộc tấn công quân đội miền Đông, bất chấp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.
- Ngày thứ 3 liên tiếp nước ta không có thêm ca mắc mới Covid-19. Công tác phòng chống dịch bệnh đang cho thấy những tín hiệu rất khả quan, song các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, bởi dịch bệnh sẽ còn kéo dài, không thể tính bằng tuần mà ít nhất là tính bằng tháng.- Bộ Công Thương lên tiếng trước thông tin "phớt lờ" góp ý của Bộ Tài chính về vấn đề xuất khẩu gạo.- Lần đầu tiên khai mạc Hội sách trực tuyến Quốc gia với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".- Mỹ tiếp tục là tâm điểm của đại dịch Covid-19 khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới.- Đêm qua diễn ra buổi trình diễn trực tuyến mang tên “Một thế giới: Cùng nhau ở nhà” quy tụ hơn 100 nghệ sĩ nổi tiếng để gây quỹ hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư mới, trong đó cấp tỉnh sẽ quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa cho địa phương mình, thay vì các cơ sở giáo dục như trước đây.- Bước sang sáng ngày thứ 4 liên tiếp, nước ta không ghi nhận ca mắc virus Sars-CoV-2. Ngành y tế thành phố Hà Nội hôm nay tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm các tiểu thương chợ đầu mối, nhằm sàng lọc và kịp thời hạn chế lây lan dịch bệnh tại cộng đồng.- Mỹ bày tỏ lo ngại về các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông, nhằm vào các quốc gia có tuyên bố chủ quyền và ngang nhiên thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là “hành vi bắt nạt” và gây mất ổn định khu vực.- Bài viết của Đại sứ Na Uy tại Việt Nam với nhan đề: Đoàn kết và Hợp tác quốc tế - Chìa khóa giải quyết khủng hoảng toàn cầu.- Công đoàn y tế Anh dọa đình công vì thiếu đồ bảo hộ cho bác sỹ, trong khi nước này vẫn là quốc gia có số nạn nhân tử vong cao nhất châu Âu với gần 900 ca chỉ riêng ngày hôm qua. Trong khi đó, sức ép với các bệnh viện tại Pháp giữ đà giảm dần và New York lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ ngày 1/4.
- Chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhiệm vụ lúc này là phải biến “nguy” thành “cơ”, để sau khi hết dịch, nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù lại những tổn thất mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một nền kinh tế độc lập, tự cường.- Sáng nay, cả nước không ghi nhận bệnh nhân mới, 2 bệnh nhân Covid-19 tại Bình Thuận và 1 bệnh nhân tại Đà Nẵng được xuất viện. Dự kiến trong chiều nay, sẽ có thêm 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Trước tâm lý có phần chủ quan của một bộ phận người dân về cách ly xã hội, chuyên gia y tế cảnh báo, mặc dù số ca mắc Covid-19 mỗi ngày giảm, tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn còn cao.- Hôm nay, đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi dịch bệnh do virus Corona chủng mới bùng phát tại Trung Quốc, số người chết do Covid-19 trên toàn thế giới đã gần vượt ngưỡng 100 nghìn người.- Các nước ASEAN nhất trí thành lập một quỹ ứng phó với dịch Covid-19. Trong khi đó, sau nhiều lần đàm phán thất bại, sáng sớm nay, Bộ trưởng Tài chính các nước Liên minh Châu Âu thống nhất huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.- Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Sáng nay 10/4, tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Trường quân sự Quân khu 4 phối hợp với Sở Y tế tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ bàn giao và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày, đợt 2 cho 256 công dân tại Tiểu đoàn 3.
- Hôm nay (8/4) là ngày thứ 8 toàn quốc thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19. Dù có những tín hiệu khả quan, nhưng chúng ta không thể chủ quan, vì còn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Tại một số địa phương, đã xuất hiện tình trạng người dân ra đường không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Những hành vi như vậy cần được chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc. Với mỗi người, cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, cũng chính là để bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng trong giai đoạn “vàng” khống chế dịch Covid-19.- Hôm nay (8/4), thành phố Vũ Hán, Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội. Liệu cuộc sống của người dân có thực sự trở lại bình thường?
Dịch Covid-19 lây lan nhanh, ảnh hưởng đến mọi ngành nghề trong xã hội, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ, trường học, tạm ngưng hoạt động, hạn chế tối đa tiếp xúc, tránh nguy cơ lây nhiễm. Tại Thừa Thiên Huế, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” vẫn tiếp tục duy trì, linh hoạt, đa dạng hơn với một tinh thần mới hết sức thiết thực. Phản ánh của PV Lê Hiếu, thường trú tại miền Trung.
- Cô giáo xuất sắc toàn cầu 2020 Hà Ánh Phượng chia sẻ về lớp học xuyên biên giới.- Rạp chiếu phim trên thế giới đều vắng vẻ, nhưng các website phim trở nên nhộn nhịp trong mùa dịch Covid-19.- Ca sĩ Yên Hà cùng niềm đam mê vô tận với âm nhạc.- Tìm kiếm niềm vui khi ở nhà mùa dịch.- Phim “Những ngày không quên” xoay quanh đề tài Covid-19.
Những ngày này, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực để chống dịch Covid-19. Hình ảnh các y, bác sỹ, nhân viên y tế trong những bộ đồ bảo hộ, thông tin về nguy cơ lây nhiễm, những cảnh báo về mức độ lây lan, sự nguy hiểm của đại dịch khi con số bệnh nhân dương tính và số bệnh nhân tử vong do Covid 19 ngày càng tăng... khiến chúng ta liên tưởng đến những ký ức về năm 2003 khi đại dịch hội chứng hô hấp cấp nặng (hay còn gọi là dịch SARS) hoành hành. 17 năm trước, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) bị cách ly, đóng cửa, 65 người nhiễm, 5 y bác sĩ ra đi trong cuộc chiến chống đại dịch SARS. Ngày 27/02, kỷ niệm 65 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam, giữa sự khẩn trương, cấp bách chống dịch, những câu chuyện còn ít người biết về họ, những y bác sỹ, cán bộ, nhân viên chống dịch SARS ngày ấy vẫn làm nghẹn lòng, rơi nước mắt của những người còn sống khi nhớ lại. Cùng nghe những chia sẻ của chị Phạm Thanh Thu Hiền, trưởng nhóm nữ hộ sinh, Bệnh viện Việt Pháp về những câu chuyện của 17 năm trước.
Đang phát
Live