Ngày 13/4, Chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Trước sự việc trên cộng đồng quốc tế đã có nhiều luồng phản ứng khác nhau.
Dù Cụm công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, đã hoạt động hơn 15 năm, nhưng Khu xử lý nước thải ở đây vẫn là hạng mục chưa hoàn thiện, khiến nước thải của hàng chục cơ sở sản xuất vẫn đổ thẳng ra môi trường. Hàng trăm hộ dân trong khu vực phải sống trong ô nhiễm. Bến nước truyền thống của buôn Sút M’grư với hàng trăm năm lịch sử cũng biến thành bến chết. Phóng sự của Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên:
Hễ mưa là đường phố biến thành sông. Thậm chí trời không mưa, nhiều tuyến phố vẫn ngập … do triều cường. Đó là hình ảnh quen thuộc ở tp HCM trong hàng chục năm qua và xem ra càng ngày càng nghiêm trọng, bất chấp thành phố này đã bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để chống ngập. Người dân quá mệt mỏi, chán ngán với câu hỏi: bao giờ thành phố HCM hết cảnh ngập lụt? Câu hỏi này lại tiếp tục nóng lên khi mới đây Sở Xây dựng thành phố HCM trình UBND thành phố ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 thay thế cho phí bảo vệ môi trường (thu theo sử dụng nước sạch). Nhiều câu hỏi được đặt ra trước đề xuất này: Liệu khi tăng giá dịch vụ thoát nước, người dân có còn phải chịu cảnh ngâp lụt, ô nhiễm môi trường? Để có thêm góc nhìn về nội dung này, câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.
- Để sông hồ không còn là những kênh chứa nước thải.- Các nước trên thế giới thận trọng mở cửa trở lại du lịch.- Những công nghệ làm thay đổi báo chí truyền thông.- Phải làm gì để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương?- Người giữ lửa, truyền lửa văn hóa Dao của tỉnh Lào Cai.
Theo chương trình, hôm nay Quốc hội thảo luận Luật Môi trường sửa đổi. Từ lâu, câu chuyện sống chung với thiên nhiên, giảm áp lực môi trường lên đất, nước, không khí đã là chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Cũng đã rất lâu rồi, câu chuyện làm sao để những con sông chảy qua thành phố không trở thành nơi chứa nước thải cũng là mối quan tâm của từng người dân đô thị. Tuy nhiên, nhiều năm rồi, chính quyền các thành phố lớn vẫn loay hoay với bài toán này. Trong câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng ta sẽ bàn về chủ đề “Để sông hồ không còn là những kênh chứa nước thải” với TS Đào Trọng Tứ, trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
Sốc, bàng hoàng, bức xúc, phẫn nộ… Đó là cảm xúc của rất nhiều người khi nghe tin một công ty ở Hải Phòng dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất 'nước tinh khiết' đóng bình. Sự việc một lần nữa cho thấy sự thật nhẫn tâm, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp luật pháp, đầu độc cộng đồng; đồng thời tiếp tục đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống, gây nhức nhối suốt thời gian qua. Đã bao nhiêu người không may sử dụng thứ đồ uống có nguy cơ gây hại cho sức khỏe này? Còn bao nhiêu cơ sở sản xuất nước đóng chai quảng cáo là “tinh khiết” nhưng thực chất lại “siêu bẩn” chưa bị phát hiện, xử lí? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn nạn này?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live