
VOV1 - Với khoảng 12 năm sống và hoạt động ở Trung Quốc, nhân tố Hồ Chí Minh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bền vững và cốt lõi trong quan hệ Việt – Trung. Nhận thức rõ điều này, việc xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” luôn nhận được sự quan tâm.
Chiến tranh đi qua để lại trên mảnh đất Quảng Trị hàng ngàn tấn bom đạn, thể hiện sự khốc liệt của một thời khói lửa. Một người dân ở tỉnh Quảng Trị đã sưu tầm những kỷ vật chiến trường, đặc biệt là hàng trăm vỏ bom, đạn để dựng nên một ngôi nhà với tên gọi “Nhà bom của kỷ vật - Ký ức chiến tranh” vô cùng độc đáo. Đây cũng là nơi để cựu chiến binh, du khách thập phương tìm về, ôn lại ký ức một thời chiến tranh đau thương để thấy được giá trị của hòa bình hôm nay.
Hôm nay (31/01), đã diễn ra lễ khánh thành công trình nhà thờ và lưu giữ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại tỉnh Pailin phía Tây Bắc Vương quốc Campuchia. Hàng vạn chiến sĩ, chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam đã ngã xuống, hy sinh cứu những người dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng và hiện vẫn còn rất nhiều anh hùng liệt sĩ nằm lại ở Campuchia.
Cần làm gì để sử dụng có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro của trí tuệ nhân tạo AI?- Lưu giữ và bảo tồn nghệ thuật làm giấy Han-ji ở Hàn Quốc.- Bộ tiểu thuyết - biên niên sử, tựa đề “Dân du mục” viết về thảo nguyên Kazakh, với những sự kiện lịch sử bi tráng xảy ra từ thế kỉ 15-19 trên lãnh thổ của đất nước Kazakhstan.- Khởi đầu ấn tượng chuyến lưu diễn Renaissance của Beyonce.
Ra đời ngày 7/9/1945, chỉ 5 ngày sau khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khó và cả những giai đoạn đổi mới về sau. Trong những năm tháng đó, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài đã lặng lẽ “chép sử” bằng âm thanh, ghi lại nhiều sự kiện trọng đại của đất nước từ năm 1945 đến nay bằng những âm thanh quý giá. Đó cũng là nền tảng của phòng Công nghệ và Lưu trữ, Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình bây giờ. Chúng ta cùng tìm hiểu “Nơi chép sử bằng âm thanh” qua phóng sự sau đây của phóng viên Văn Hải.
Ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có một Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, với hơn 4.000 hiện vật, di vật, hình ảnh được lưu trữ, trưng bày tại đây, nhằm tái hiện lại một thời những chiến sĩ cách mạng trong cả nước phải sống nơi “địa ngục trần gian” (đó là nhà tù Phú Quốc). Cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9, trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu về Bảo tàng này, nơi đây được xem là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời hào hùng của dân tộc qua lời kể của ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng. Ông Bảng nhớ lại: “Khi bị địch bắt và giam cầm, tôi được tận mắt chứng kiến rất nhiều đồng đội bị tra tấn, tù đày có những người đã hi sinh ngay sau những màn tra tấn khủng khiếp… Những ký ức đó cứ trăn trở, ám ảnh suốt cuộc đời. Và đây cũng chính là điều thôi thúc chúng tôi thành lập Bảo tàng để khắc ghi công ơn của các chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc”
Đang phát
Live