
VOV1 - Học nghề, nếu được nhìn nhận đúng không chỉ giúp giảm tải áp lực thi cử mà còn mở ra cơ hội vững chắc để người trẻ sớm có nghề nghiệp, có thu nhập, góp phần vào bài toán nhân lực của nền kinh tế.
Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Theo đó, các doanh nghiệp cũng đang cần tuyển dụng một lượng lớn nhân lực chất lượng cho hoạt động doanh nghiệp và sẵn sàng chi trả mức lương cao. Vậy học nghề đang mở ra cơ hội học tập và việc làm như thế nào với các bạn trẻ? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng - Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.
Thời điểm này, các em học sinh năm cuối cấp đang nỗ lực học tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THCS và THPT. Mặc dù hiện nay học sinh tốt nghiệp dù ở THCS hay THPT học sinh có nhiều lựa chọn nhưng áp lực chọn bậc học, chọn trường học vẫn là nỗi lo lắng của học sinh và phụ huynh năm nay có con tham gia kỳ thi. Vậy học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) và THPT sẽ có những cơ hội học tập ở những bậc học và trường đào tạo như thế nào? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Quá trình hội nhập và phát triển nước ta đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến và đem lại những giá trị to lớn trong kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để giải bài toán nhân lực có kĩ năng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, một số trường đã đào tạo theo chương trình Quốc tế và nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở các quốc gia trên thế giới. - Vậy đào tạo theo Chương trình Quốc tế sẽ đem lại những giá trị gì? Khách mời của chương trình: - Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Ông KATO TAKEHITO- Giám đốc, Kiêm Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần AT Group (Nhật Bản).
Đề án đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức ở 45 trường cao đẳng tại 22 địa phương trong cả nước, đối tác là Tập đoàn đào tạo Avestos của CHLB Đức. Sau chương trình đào tạo thí điểm đã đem lại kết quả như thế nào và được các trường tiếp tục triển khai ra sao. Khách mời: Ông Klaus Michel - Tổng giám đốc Tập đoàn đào tạo Avestos - Cộng hòa Liên bang Đức và ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Việt Nam đang thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các trường đào tạo đang làm gì để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đang phát
Live