Trong suốt 2 năm vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa ứng dụng công nghệ thông tin, quá trình chuyển đổi số của ngành y tế đã đem lại nhiều thành tựu: từ quản trị thông tin bệnh viện, cho tới phát triển thêm nhiều các ứng dụng, các nền tảng công nghệ giúp bệnh nhân có thể kết nối với bác sỹ trong việc chăm sóc sức khoẻ từ xa. Ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả kết nối và liên thông dữ liệu như thế nào cho ngành y tế?
Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu. Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Ngay khi dịch bệnh bước vào giai đoạn nguy cấp nhất, Bộ Y tế đã thành lập 4 Trung tâm Hồi sức Covid 19 quy mô từ 500 đến 1000 giường bệnh tại TP Hồ Chí Minh do 4 BV tuyến Trung ương gồm BV Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức và BV Trung ương Huế vận hành. Trong hơn 2 tháng qua, hàng nghìn y bác sỹ tại các Trung tâm hồi sức Covid các bệnh viện này đã tận tâm tận lực cứu chữa thành công hàng ngàn bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Theo dự kiến, đến ngày 20/10 này, hàng vạn nhân viên y tế chi viện cho các tỉnh tâm dịch phía Nam sẽ được trở về nhà. Để trò chuyện về những tháng ngày khó quên, những câu chuyện đằng sau công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch mà không ít thầy thuốc gọi là “3 tháng của đời người”, chúng tôi kết nối với BS Trịnh Thế Anh, Khoa Hồi sức Tích cực từ Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid 19, BV Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch COVID-19 - Đảm bảo an toàn tiêm văc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi - Những "người mẹ thứ hai" của trẻ có mẹ mắc COVID-19
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch COVID-19 - An toàn tiêm văc xin cho người cao tuổi - Những "người mẹ thứ hai" của trẻ có mẹ mắc COVID-19
Từ khi triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng công nghệ chống dịch, Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được báo cáo về 81 lỗ hổng, điểm yếu trên các nền tảng như tokhaiyte.vn, tiemchungcovid19.gov.vn, ứng dụng Bluezone, ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử… Trong số 81 lỗ hổng được báo cáo trên nền tảng BugRank (https://bugrank.io/user/NCSC/policy), Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia đã kiểm tra và xác minh cho thấy, có 44 lỗi được ghi nhận là điểm yếu, lỗ hổng bảo mật: 16 lỗ hổng ở mức nghiêm trọng, 4 lỗi ở mức cao, 10 lỗ hổng ở mức trung bình và 14 lỗ hổng ở mức thấp.
Theo Phó Thủ tướng Nga Tachiana Golikova, tình hình dịch Covid-19 ở Nga hiện còn tồi tệ hơn một năm trước: tỷ lệ mắc bệnh đã cao gấp ba lần và ở trẻ em, tỷ lệ này đã tăng lên nhiều lần. Phó Thủ tướng Golikova đã đề xuất một gói biện pháp nhằm chống lại dịch bệnh mà không có biện pháp khắc nghiệt như đóng cửa.
Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch. Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sỹ với bệnh nhân).
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 khai mạc trọng thể sáng nay tại Hà Nội. Tại hội nghị này, Trung ương sẽ đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, chỉnh đốn đảng- Cục cảnh sát hình sự, Bộ công an khởi tố, bắt tạm giam bị can Nhâm Hoàng Khang, lập trình viên về hành vi cưỡng đoạt tài sản- Ông Fumio Kishida chính thức trở thành Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản. Ngay trong chiều nay, Chính quyền của tân Thủ tướng Nhật Bản đã công bố danh sách Nội các mới, đồng thời quyết định giải tán Hạ viện, tiến hành Tổng tuyển cử- Giải Nobel Y sinh năm nay vinh danh 2 nhà khoa học người Mỹ với những phát hiện về cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác đối với hệ thần kinh
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)