- Sau bão số 9, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông khu vực Trung Bộ. Nguy cơ xảy ra trận lũ thứ 5 trong 20 ngày tại Quảng Trị. Còn tại Quảng Nam, 2 cán bộ xã trên đường đi hỗ trợ dân chống bão bị đất đá sạt lở vùi lấp, mất tích.- Nhiều thỏa thuận quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ được ký kết tại Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt đầu từ ngày 29/10.- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) họp báo thông tin về bệnh nhân mắc Covid-19 phát hiện tại Nhật Bản sau khi rời TPHCM vào ngày 24/10 vừa qua.- Ủy ban châu Âu đề xuất một loạt biện pháp mới nhằm kiểm soát sự gia tăng đột biến các ca nhiễm COVID-19 tại châu lục này.
- Bão số 9, cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong 20 năm qua đã đổ bổ vào các tỉnh ven biển Nam Trung bộ vào trưa nay, gây mưa lớn, gió giật mạnh trên diện rộng nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đã có ít nhất 1 người chết, 26 nạn nhân mất tích, hơn 56 nghìn căn nhà bị tốc mái, sập đổ và hàng trăm cây xanh bật gốc.- Khoảng 1 triệu 700.000 hộ tại 10 tỉnh, thành phố bị mất điện do bão.- Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo báo cáo trình Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 2 về Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục cải cách mạnh mẽ, đưa phương án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.- Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm chính thức nước ta từ ngày 29/10, nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.- Thế giới ghi nhận 7.000 ca tử vong vì covid-19 - đánh dấu một ngày chết chóc nhất vì đại dịch. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu gồng mình chống lại làn sóng bùng phát mới.- Bão lớn vừa qua, Philipin lại chuẩn bị đón một cơn bão nữa với tốc độ gió vùng tâm bão có thể lên tới 220km/giờ. Dự báo sau khi đi qua Philipin, đây sẽ là cơn bão số 10 trên Biển Đông năm nay.
- Bão số 9 giật cấp 17, được đánh giá là cơn bão mạnh nhất 20 năm qua, đang tiến thẳng về phía bờ biển các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên. - Căng thẳng trong quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến quan điểm của Tổng thống Pháp về Hồi giáo tiếp tục bị đẩy lên cao.- Số ca lây nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng “chóng mặt” tại nhiều quốc gia.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm, cứu nạn.- Bão số 8 giật cấp 12 đang hướng vào vùng biển các tỉnh miền Trung. Từ đêm nay 24/10, các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to.- Thảo luận về Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị phải đảm bảo quy định chặt chẽ về đánh giá tác động môi trường các dự án, tránh làm chiếu lệ để rồi gây hậu quả nghiêm trọng. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng nhanh chóng triển khai công tác ứng phó.- Kỷ niệm tròn 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc. 75 năm qua, Tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này luôn giữ vai trò hàng đầu trong ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột; duy trì hòa bình; xây dựng một thế giới phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo thế giới hiện đang ở trong giai đoạn "rất nghiêm trọng" của đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với tình trạng sụp đổ hệ thống y tế do quá tải.
Anh nông dân Trương Văn Trị ở xã Hải Long, huyện Tiền Hải là người đầu tiên ở Thái Bình ươm giống và thuần hóa thành công con cá vược từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt. Hơn chục năm qua, trung bình mỗi tháng, trang trại của anh cung cấp hàng trăm triệu con cá giống cho các địa phương trong cả nước, bởi đây là loại cá đặc sản, sản lượng đánh bắt từ tự nhiên không nhiều và ngày càng giảm. Đang từ một ông vua cá vược, những ngày qua anh Trương Văn Trị phải vượt qua những khó khăn không nhỏ khi lượng xuất bán cá giống giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vậy “ông vua cá vược” đang nỗ lực vượt khó trong giai đoạn này như thế nào. Phóng viên Văn Hải trò chuyện với anh Trương Văn Trị trong chuyên mục Chuyện đêm.
Nội dung chính:- Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công.- Kinh nghiệm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hóa.- Dịch Covid-19 đẩy nhanh ứng dụng kinh tế số ở Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 đang bùng phát và lan rộng trở lại; thế giới lại càng kỳ vọng hơn vào việc sớm có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, khi chặng đua sản xuất vaccine Covid-19 bước vào chặng nước rút, thì lại có những loại vaccine đã phải tạm dừng thử nghiệm do tình nguyện viên gặp vấn đề. Ngày 21/10, 1 tình nguyện viên Brazil tham gia quá trình thử nghiệm vaccine Covid-19 của tập đoàn dược AstraZeneca và trường Đại học Oxford phát triển đã tử vong. Câu hỏi về tính an toàn của vaccine lại được đưa ra. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
- Vì sao những gói hỗ trợ doanh nghiệp chưa hiệu quả?- Hỗ trợ doanh nghiệp – Cần có cách tiếp cận mới.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19?
- Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các đại sứ, tổng lãnh sự nhận nhiệm vụ công tác tại nước ngoài.- Sáng nay, Quốc hội nghe tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và thảo luận về Dự thảo Luật cư trú (sửa đổi). Nhiều đại biểu tán thành việc tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.- Kiểm soát tốt COVID-19 cùng nhiều cải cách nền tảng, GDP cả năm của nước ta có thể đạt tối đa 2,8%. Thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Tọa đàm công bố “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý 3 năm nay” vừa diễn ra.- Còn 3 km nữa sẽ thông tuyến đến Thủy điện Rào Trăng 3 – Thừa Thiên Huế. Nếu thời tiết thuận lợi, từ ngày mai sẽ là đợt cao điểm tìm kiếm các nạn nhân tại đây.- Cuộc đảo chính tại Cư-rơ-gư-xtan biến nước này trở thành điểm nóng, trong khi cộng đồng quốc tế coi đây là vấn đề cần giải quyết nội bộ.- Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trong khi nửa số bang ở Mỹ tiếp tục gia tăng ca nhiễm mới, thì Anh áp đặt các lệnh hạn chế ở mức độ cảnh báo cao nhất đối với gần 3 triệu dân nước này.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp khi số người mắc đã vượt quá 40 triệu người, trong đó số ca mắc mới luôn ở mức trên dưới 350.000 ca/ngày. Châu Âu đang trở thành điểm nóng dịch bệnh mới khi một loạt quốc gia ghi nhận số mắc Covid-19 tăng vọt, thậm chí đạt mức kỷ lục trong những ngày gần đây. Thách thức rất lớn với châu Âu hiện nay là các biện pháp càng cứng rắn, càng hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh sẽ càng tác động tiêu cực tới nền kinh tế, trong bối cảnh các nền kinh tế vốn đã suy yếu trong suốt năm qua do tình hình dịch bệnh. Châu Âu sẽ tính toán như thế nào giữa ứng phó với dịch bệnh và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội? Biên tập viên Thúy Ngọc trao đổi với Nhà báo Nguyễn Đỗ Sinh, nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)