Kết hợp nhiều giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát năm 2024.- Thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng: thuận lợi và thách thức.- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh lúng túng với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này thành công, đảm bảo an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.
Xây dựng một tương lai số an toàn và bền vững cho ngành ngân hàng là nội dung được các chuyên gia công nghệ, chuyên gia ngành tài chính ngân hàng thảo luận trong Chuỗi sự kiện Smart Banking năm 2024 - (Ngân hàng thông minh) vừa diễn ra sáng nay (29/10) tại Hà Nội. Sự kiện Triển lãm Smart Banking năm 2024 với chủ đề “Định hình tương lai số cho ngành Ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững” do Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức, nhằm tìm ra những chiến lược đột phá, xây dựng một tương lai số an toàn và bền vững cho ngành Ngân hàng.
Sức nóng cạnh tranh từ sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.- "Đất sạch” – yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư.- Phụ nữ Gia Lai bắt nhịp chuyển đổi số.- Đối đầu Ấn Độ-Trung Quốc: Liệu đã thực sự tan băng.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Nhằm nhấn mạnh vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống đối với thế hệ trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số, sáng 25/10, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số”.
Nhân dịp Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số, hưởng hứng ngày Chuyển đổi số quốc gia, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM giới thiệu hơn 3.000 đầu sách nói, sách điện tử để người dân trải nghiệm miễn phí.
Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hội và các hoạt động của phụ nữ từ cơ sở. Với những cách làm phù hợp, nhiều sản phẩm hàng hóa do chị em làm ra đã tham gia vào mạng lưới kinh doanh online, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế.
Đảng, Chính phủ đã xác định chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam và ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live