Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong thời gian qua, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các thành viên Tổ công tác, các bộ, ngành, địa phương triển khai tương đối đồng bộ, tích cực, hiệu quả. Việc triển khai Đề án 06 đã mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, ngành, địa phương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
- Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững - Cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống - Sơn La thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
Sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương đã giúp các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần “Hành chính phục vụ”.
Thực hóa Nghị quyết 02/2024 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ xuyên suốt. Nhiệm vụ này không chỉ nhằm nâng cao năng lực quản trị công, chính quyền số mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của địa phương.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò then chốt trong chuyển đổi số quốc gia. Trong hơn 2 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, đến nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có trên 60% cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học, hạ tầng viễn thông không đảm bảo đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục, đào tạo và công tác chuyển đổi số.
Tại thành phố Hải Phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực mới thúc đẩy tăng trưởng Vùng Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2024”.
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về việc chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai; đặc biệt là rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán số được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, gia tăng tiện ích.
Chuyển đổi số nhu cầu tất yếu đưa ngành y tế phát triển - "Sự sống tái sinh" cho bệnh nhân suy thận tại ĐBSCL
Tại Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.
- Phát triển nền tảng số Make in Việt Nam. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin liên thông, chia sẻ dữ liệu. - Ứng dụng cảnh báo động đất sớm ở Đài Loan.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live