Đại dịch Covid-19 tiếp tục “phủ bóng đen” lên mọi mặt của đời sống xã hội thế giới. Trong tuần nổi lên câu chuyện tranh cãi và khẩu chiến giữa Mỹ và Tổ chức y tế thế giới (WHO) liên quan đến cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh Covid- 19 và ẩn ý đằng sau đó là những chỉ trích mang thông điệp chính trị. Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ “ngừng viện trợ” cho WHO – một động thái đáng lo ngại khi Mỹ đang là nhà tài trợ chính với 10% ngân sách cho tổ chức y tế này. Trong bối cảnh thế giới đang rất cần sự đoàn kết, hợp tác thì những tranh cãi như vậy dù nhằm mục đích gì cũng là điều đáng ngại, có nguy cơ cản trở những nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Chính phủ đã phê duyệt gói tài chính gần 62 nghìn tỉ đồng - hỗ trợ kép cho người lao động yếu thế đảm bảo đời sống và nhóm doanh nghiệp bị “tổn thương” do Covid-19. “Bao giờ tiền sẽ đến tay?” là băn khoăn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp sau khi chủ động tìm hiểu, cho rằng mình đủ tiêu chí được hỗ trợ. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia kinh tế cùng chuyên gia an sinh xã hội còn lên tiếng cho rằng, cần thêm một gói cứu trợ trực diện cho lực lượng “nòng cốt” - doanh nghiệp. Nếu có, Chính phủ nên lưu ý những gì để quá trình triển khai hiệu quả thực chất? Diễn đàn Chủ nhật tuần này, mời quý vị và các bạn cùng phân tích, bàn luận với hai vị khách mời, đó là ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Halcom, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân tư nhân và bà Phạm Nguyên Cường – Chuyên gia độc lập các vấn đề an sinh xã hội, lao động, việc làm.
- Đi chợ online, mua sắm trực tuyến thời COVID-19 thế nào cho hiệu quả?-Ứng dụng công nghệ mới trong cuộc chiến chống COVID-19.- Những tấm lòng nhân ái, những câu chuyện ấm lòng trong mùa dịch.
Tính đến nay Mỹ đã vượt Italia trở thành nước có số ca tử vong nhiều nhất do đại dịch Covid-19. Tin của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Trong bối cảnh các quốc gia đang dồn sức chống dịch, tranh cãi và khẩu chiến về cách xử lý khủng hoảng COVID-19 lại xuất hiện với những thuyết âm mưu bị chính trị hóa. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm mà các quốc gia cần tỉnh táo để đẩy mạnh hợp tác toàn cầu chống đại dịch, chứ không nên bị chi phối bởi thuyết âm mưu. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp, qua sự thể hiện của phát thanh viên Minh Nguyệt.
- Dạy học từ xa thời covid-19.- Bưu điện cao nhất thế giới nằm trên dãy núi Himalaya ở miền bắc Ấn Độ.- Câu chuyện tình huyền thoại đằng sau lịch sử của hòn đảo Llanddwyn của xứ Wales.- Chat với ca sĩ Thanh Cường: hát lên những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống.- Hang Sơn Đoòng của Việt Nam góp mặt trong số 10 địa danh du lịch ảo tuyệt vời nhất thế giới.
Đến trưa nay (11/4 – theo giờ Việt Nam), số ca tử vong vì dịch Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 100.000 người, số ca nhiễm vào khoảng 1 triệu 700.000 người. Nước Mỹ hiện đã bỏ xa thế giới về số ca nhiễm bệnh, khi ghi nhận hơn nửa triệu trường hợp, trong khi cũng sắp vượt Italia để đứng đầu thế giới về số ca tử vong. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Tình trạng sức khoẻ của Thủ tướng Anh Boris Johnson tiếp tục được cải thiện trong lúc nước Anh ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao nhất tại châu Âu từ khi đại dịch bùng phát với 980 người thiệt mạng. Quang Dũng, PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phụ trách khu vực Tây Âu đưa tin.
Nước Pháp tiếp tục ghi nhận hơn 550 ca tử vong vì vi rút Sars-CoV-2, trong khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng. Lực lượng cảnh sát nước này tiếp tục tăng cường kiểm soát, yêu cầu người dân tuân thủ các biện pháp cách ly, phong tỏa. Tin của Huỳnh Điệp, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Pháp:
Tổ chức Y tế thế giới ngày 11/04 phát đi cảnh báo các nước có thể đối mặt với các đợt bùng phát nguy hiểm trở lại, nếu sớm gỡ bỏ các biện pháp phong toả hoặc giãn cách xã hội đang được áp dụng để đối phó với đại dịch Covid-19. Quang Dũng, PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phụ trách khu vực Tây Âu đưa tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live