Việt Nam đang trải qua những ngày cuối cùng thực hiện thời hạn 15 ngày cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Mối quan tâm của nhiều người lúc này là sẽ tiếp tục kéo dài lệnh cách ly xã hội hay sẽ dần được trở lại nhịp sống thường ngày. Đây cũng là vấn đề đã được thảo luận rất kỹ trong phiên họp của thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, cũng như trong phiên họp của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 ngày 13/4 và quyết định cuối cùng sẽ được Thủ tướng Chính phủ đưa ra vào ngày 15/4. Tiếp tục kéo dài hay dỡ bỏ cách ly? Dù quyết định nào thì đằng sau đó cũng là rất nhiều vấn đề phải được tính toán - không chỉ về khía cạnh y tế mà còn về kinh tế, xã hội.
- An Giang: Tạm giữ hơn 1.400 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.- Đã có căn cứ xác minh sản phẩm y tế, ghi nhãn QT của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh là giả.- Hà Giang triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19.- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất khẩu trang giả mạo tên thương nhân, địa chỉ.
Thời điểm này, đa số các hộ tiêu dùng điện đã nhận được thông báo về hóa đơn tiền điện tháng 4. Rất nhiều ý kiến thắc mắc về việc số tiền điện phải trả tăng cao hơn nhiều so với tháng trước, cũng như đặt câu hỏi về chính sách giảm giá điện do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà Chính phủ, Bộ Công Thương cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin những ngày gần đây. Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Và khi nào thì người sử dụng điện sẽ được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19? Khách mời là PGS. TS Bùi Xuân Hồi - Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh tế năng lượng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bàn luận về những nội dung này.
- Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Khi nào người sử dụng điện được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19?- ASEAN đoàn kết để vượt qua dịch bệnh Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất khẩu trang giả mạo tên thương nhân, địa chỉ.- Trong tháng 3: Hơn 32.000 tài khoản chứng khoán được mở mới.
- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 khai mạc sáng nay, thông qua hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.- Ổ dịch tại thôn Hạ Lôi diễn biến phức tạp khi liên tiếp có ca mắc mới. Trong diễn biến tích cực, hôm nay sẽ có thêm 9 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng số ca được điều trị khỏi bệnh lên 155 ca.- Trước những bất cập trong việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4 này, nhiều doanh nghiệp gửi công văn, đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.- Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác đồng ý cắt giảm sản lượng ở mức cao kỷ lục, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.- Nhiều chuyên gia y tế lo ngại về một đợt lây nhiễm thứ 2 tại châu Á khi ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nguy cơ này.
Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về COVID-19 thông qua hình thức trực tuyến do Việt Nam chủ trì. Các nhà lãnh đạo cùng nhau đề ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn. Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những ngày này, các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở TP.HCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vừa là một tuyên truyền viên, vừa là chiến sĩ quân y trên mặt trận chống dịch bệnh COVID-19. Trong Chuyện đêm hôm nay, Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với đại tá Nguyễn Duy Thắng - Chính ủy Bộ đội biên phòng TP.HCM về câu chuyện chống dịch ở khu vực biên giới biển:
Chúng ta đang trong thời điểm quyết định của việc phòng chống dịch COVID- 19 khi thực tế dịch vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả thì cùng với những giải pháp quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng, phụ thuộc rất lớn vào ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Đặc biệt cần có những quy định pháp lý đủ mạnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh.
- Thêm 2 ca mắc mới COVID-19 tại Hạ Lôi, Việt Nam có tổng cộng 262 ca.- Nhiều nước và các trang mạng xã hội chung tay ngăn chặn các thông tin giả mạo gây hoang mang dư luận.- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt cách ly xã hội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live