VOV1 - Người đàn ông chạy trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương do ảo giác đã được đưa về với gia đình sau sự can thiệp kịp thời của CSGT.
Chính trường Đức bất ổn sau khi Thủ tướng Olaf Scholz thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, chấm dứt chính phủ liên minh 3 đảng do ông lãnh đạo kể từ năm 2021. Điều này đồng nghĩa với việc Đức sẽ tổ chức bầu cử liên bang mới vào đầu năm tới. Hiện các chính đảng đang tích cực chuẩn bị và sẽ sớm công bố chương trình tranh cử. Câu hỏi đặt ra là tại sao Thủ tướng Đức Olaf Scholz lại yêu cầu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm để được thua và mở đường tiến tới bầu cử sớm? Điều này ảnh hưởng thế nào tới chính trường nước Đức cũng như Liên minh châu Âu? PV Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.
Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina – người vừa tái đắc cử hồi đầu năm đã phải tuyên bố từ chức và nhanh chóng rời khỏi đất nước trong làn sóng biểu tình bạo lực khiến hàng trăm người thiệt mạng. Trước Bangladesh, hồi năm 2022, chính phủ của hai quốc gia Nam Á khác là Pakistan và Sri Lanka cũng đã bị lật đổ: Pakistan do bỏ phiếu tại Quốc hội, còn Sri Lanka cũng do biểu tình. Dù lật đổ bằng phương thức nào, nhưng việc 3 chính phủ phải ra đi chỉ trong vòng 3 năm cho thấy làn sóng bất ổn chính trị tại khu vực, nhất là khi các cuộc biểu tình cũng bắt đầu nhen nhóm tại một số quốc gia khác như Ne-pal, Bhutan. Vậy căn nguyên của sự bất ổn chính trị tại Nam Á là gì, và liệu có những tác động nào của các lực lượng bên ngoài giống như đã từng xảy ra trong các cuộc “cách mạng màu” tại châu Âu, Trung Đông trước đây?
Bangladesh - quốc gia ở khu vực Nam Á đang đối mặt với biến động chính trị nghiêm trọng sau khi nữ Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi đất nước do sức ép của những người biểu tình phản đối chính sách tuyển dụng công chức. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho hành trình 15 năm nắm quyền của nữ chính trị gia từng nổi tiếng vì góp phần chấm dứt chế độ quân chủ và hồi sinh nền kinh tế Bangladesh. Chiếc trực thăng vội vã đưa bà Hasina rời Bangladesh vào ngày 5/8 để lại đất nước đầy rối ren. Một chính phủ lâm thời được thành lập liệu có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay? Trong khi đó, các quốc gia khu vực lo ngại sự bất ổn chính trị ở Bangladesh có thể kéo theo những hệ lụy cho khu vực Nam Á. PV Phan Tùng – thường trú tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á cung cấp thêm góc nhìn về vấn đề này.
Hơn chục ngày đã trôi qua kể từ khi Hội đồng Chuyển tiếp của Haiiti được thành lập, cơ quan này vẫn chưa thể tìm ra được người đứng đầu để ổn định tình hình. Cùng với diễn biến chính trị chưa ổn định, tình trạng băng nhóm tội phạm vẫn diễn biến nghiêm trọng khiến quốc gia này vẫn trong vòng xoáy bất ổn. Nhiều nước tiếp tục sơ tán công dân tại đây để đảm bảo an toàn.
Tây Phi đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực sau khi các quốc gia Senegal, Bờ Biển Nga, Bê- nanh (được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ) và Buốc-ki-na Pha-sô, Mali và Ghi-nê (được sự hậu thuẫn của Nga và Iran) tuyên bố sẽ ủng hộ các bên đối lập và có thể sẽ tham chiến tại Niger. Trong bối cảnh ngày hôm qua (6/8), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố đã lên kế hoạch hành động quân sự tại Niger sau khi các nỗ lực trung gian thất bại, các diễn biến chính trị tại Niger trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng tại Niger. Theo giới phân tích, đằng sau cuộc đảo chính tại Niger và những diễn biến phức tạp hiện nay là cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ, phương Tây và Nga-Iran, khi mỗi bên đều hậu thuẫn cho các bên đối lập. Phóng viên Bá Thi, thường trú tại Ai cập theo dõi khu vực Trung Đông-châu Phi phân tích nội dung này.
Đã hai tháng kể từ khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul và lập ra chính quyền mới, Afghanistan vẫn chìm trong bất ổn. Tình hình Afghanistan vẫn đang “rối như canh hẹ” khi các bên liên quan vẫn đang thăm dò các bước đi của nhau. Trong khi đó, năng lực quản trị đất nước của chính phủ lâm thời Taliban lập ra vẫn còn để ngỏ. Tương lai nào cho Afghanistan - tuy là câu hỏi không mới nhưng vẫn luôn được dư luận quốc tế đặt ra?Phóng viên Phan Tùng thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Tây Nam Á phân tích về nội dung này.
Chuyên gia chứng khoán của VnDirect cảnh báo ảnh hưởng bất động sản thế giới từ bất ổn thanh khoản của Evergrande Trung Quốc.- Chuyên gia Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam nhận định mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới còn đi ngang chưa rõ xu hướng vì thiếu thông tin hỗ trợ.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội Kyrgyzstan hôm 4/10 với kết quả có 4 đảng giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc hội, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm phản đối kết quả này, coi đây là sự gian lận khiến nhiều đảng khác thất bại trong cuộc đua giành ghế. Trong bối cảnh một số cuộc biểu tình đã bùng phát thành bạo lực, Ủy ban bầu cử trung ương Kyrgyzstan đã phải tuyên bố hủy kết quả bầu cử, đồng thời Quốc hội cũng đã bầu ra Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội mới. Dù Tổng thống Kyrgyzstan Ji-be-cốp khẳng định tình hình hiện đã được kiểm soát, nhưng nhiều người lo ngại những bất ổn trên chính trường Kyrgyzstan vẫn chưa thể chấm dứt. Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
- Lựa chọn nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương: Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.- Hà Nội: Tạm giữ số lượng lớn đồ chơi trẻ em, thực phẩm nhập lậu.- Bất ổn chính trị Kyrgyzstan đã qua? - Tín hiệu khả quan cho tăng trưởng tín dụng.- TP.HCM cần cơ chế riêng khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính?- Đưa pháp luật biển đến với ngư dân tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.- Chính phủ Oxtralia nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live