VOV1 - Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được Bộ Công an hoàn thiện và dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9 sẽ diễn ra vào tháng 5 tới. Dự thảo luật góp phần tiếp tục thể chế hoá quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.
Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt là các loại dữ liệu cá nhân xuyên biên giới ở nước ta đang đặt ra nhiều thách thức về chính sách - pháp lý, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề như an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư, khả năng thực thi pháp luật khi các vi phạm xảy ra từ các nền tảng xuyên biên giới. Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - cho biết: Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất trên thế giới. Xu thế này phản ánh một cách tích cực tiềm năng và cơ hội của Việt Nam, nhưng cũng đem tới nhiều thách thức trong bảo vệ an toàn dữ liệu cho người sử dụng cũng như quyền riêng tư của mỗi người. Do đó, cần chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng xuyên biên giới.
- Cảnh báo tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân. - Góc nhìn mới của Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông IPS trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đang phát
Live