
Giống như một số quốc gia châu Á, châu Âu cũng đang chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 mới ở thời điểm mà dường như châu lục này đang kiềm chế tốt đại dịch. Từ Italia, Tây Ban Nha, Bỉ tới Anh, Pháp đều ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng cao và nhiều ổ dịch xuất hiện sau khi tình hình tương đối ổn định trong những tuần gần đây. Thủ tướng Anh cảnh báo “có dấu hiệu cho thấy châu Âu đang trải qua làn sóng thứ hai” của dịch Covid-19. Trước những diễn biến của dịch Covid-19 đang xấu đi, một số quốc gia châu Âu bắt đầu tái áp đặt các quy định nghiêm ngặt, thậm chí Bỉ còn tính đến chuyện phong tỏa toàn quốc lần thứ hai, nhưng cũng có quốc gia tiếp tục nới lỏng các hạn chế. Cụ thể, các nước châu Âu đang chuẩn bị những kịch bản nào để đối phó với đợt dịch mới bùng phát? BTV Thanh Huyền trao đổi với Phóng viên Quang Dũng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp.
Những ngày qua, người dân ở nhiều nơi vẫn tiếp tục đổ xô đi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, khi cảnh sát giao thông được phép dừng phương tiện để kiểm tra mà không cần phát hiện lỗi ban đầu. Phải khẳng định, việc Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là cần thiết, được xem là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra, cũng như giúp bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ. Vậy nhưng vì sao loại hình bảo hiểm có ý nghĩa như vậy lại chỉ được khoảng 10 đến 20% chủ xe máy mua và chủ yếu mua để đối phó? Vấn đề đang nằm ở phía người dân, các công ty bảo hiểm hay cơ quan hữu trách?
Hôm nay (14/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì hai hội nghị cấp cao đặc biệt của ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó Covid-19. Đây là hoạt động phát huy vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết thống nhất ASEAN để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách của đại dịch Covid-19.
“Chúng tôi hết sức ấn tượng về cách thức ứng phó của Việt Nam trước đại dịch COVID-19. Chính phủ Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là đối tác hàng đầu và luôn sẵn sàng sát cánh cùng Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19”. Đó là khẳng định của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khi trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN vào chiều nay (13/4). Sau dây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới “rung chuyển”, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi ngành nghề, nhiều đối tượng người dân. Trong bối cảnh đó, với khẩu hiệu “không ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều gói hỗ trợ nền kinh tế khổng lồ, những gói hỗ trợ an sinh, xã hội đã được Chính phủ các nước đưa ra, với hi vọng giúp các doanh nghiệp và người dân vượt qua các cuộc khủng hoảng mà đại dịch gây ra. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Bước vào mùa khô 2020, nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp. Tại nhiều địa phương trong cả nước, nguy cơ cháy rừng đang ở mức rất cao. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, hầu hết những diện tích rừng ở đây có nguy cơ cháy rất cao, thường xuyên ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Thực tế, cháy rừng cũng đã xảy ra tại một số tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận hay Lâm Đồng. Còn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cùng với tình trạng hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại đây, hiện các địa phương cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm (cấp 4, 5), do thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, nhiều cánh rừng bị khô kiệt. Thậm chí nếu xảy ra cháy rừng, việc không có nước để chữa cháy cũng đang là bài toán đặt ra. Trước thực trạng này, các ban ngành chức năng đã triển khai những giải pháp gì để chủ động ứng phó, giảm thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra, nhất là cao điểm mùa khô sắp tới? Khách mời là ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live