
Những lúng túng, bế tắc khiến Đề án “Bảo tồn, phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát” sau 15 năm vẫn còn dang dở, được chúng tôi đề cập trong phần 2 của loạt bài “Loay hoay giấc mơ Đan Lai” đã phần nào lí giải căn nguyên dẫn đến sự thất bại của Đề án có mục đích vô cùng tốt đẹp, nhân văn này. Trong bài 3, cũng là phần cuối của loạt bài với nhan đề “Vì một cộng đồng ấm no, chăm lo bền vững”, sẽ tìm hướng đi, cách làm phù hợp, nhằm tháo gỡ nút thắt cho việc thực hiện Đề án, với những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết của các chuyên gia, nhà quản lý các cấp, ngành chức năng và tiếng nói của chính người dân Đan Lai. Hy vọng những đề xuất này sẽ có tính gợi mở thiết thực, giúp Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan có sự điều chỉnh hợp lí, kịp thời, để Đề án hoàn thành mục tiêu mang đến cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc cho cộng đồng dân tộc thiểu số Đan Lai đã và đang đứng trước quá nhiều thử thách để tồn tại và phát triển.
Chuyên gia chứng khoán của VnDirect cảnh báo ảnh hưởng bất động sản thế giới từ bất ổn thanh khoản của Evergrande Trung Quốc.- Chuyên gia Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam nhận định mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới còn đi ngang chưa rõ xu hướng vì thiếu thông tin hỗ trợ.
Bắt giữ một số vụ gian lận thương mại điển hình.- Vụ hàng chục xe luồng xanh vận chuyển hàng cấm, hàng lậu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh vừa bị phát hiện và xử lý.- Quản lý thị trường Lâm Đồng vừa xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với các cơ sở kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ở địa phương.
Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị hoạt động trở lại. Đó là nhu cầu thực tế và cần kíp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự, rất nhiều doanh nghiệp khác đã phá sản. Nhưng, vừa sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho lực lượng lao động là nhiệm vụ không hề dễ dàng – không thể nóng vội. Nguồn nhân lực-người lao động cũng là một trong những vấn đề nan giải nhất của nỗ lực tái sản xuất kinh doanh. Nhân lực nào có thể đáp ứng nhu cầu này, trong bối cảnh Covid19 vẫn được khẳng định là phức tạp, khôn lường? “Khôi phục sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu hụt lao động !” là chủ đề câu chuyện thời sự có sự bàn luận trực tiếp của chuyên gia an sinh xã hội, lao động việc làm - bà Phạm Nguyên Cường.
Thiếu hụt lao động sau dịch. Đâu là giải pháp cho vấn đề nhân lực để phục hồi sản xuất kinh doanh?- Pháp sẽ rời khỏi NATO sau thoả thuận quốc phòng ba bên giữa Úc, Anh, và Mỹ (Aukus).- Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ ở tỉnh Đắc Lắc.- Anh đứng trước tình trạng thiếu hụt lương thực do khủng hoảng khí đốt.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh “ Chấm dứt đại dịch Covid 19 và xây dựng lại tốt hơn”.- Căng thẳng ngoại giao Pháp Mỹ được hạ nhiệt sau điện đàm của nguyên thủ 2 quốc gia này.
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi TP. Thủ Đức và các quận huyện về việc triển khai thành lập “Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng” ở các khu dân cư, tòa nhà, khu chung cư.
- Nỗi lo thiếu nguồn cung chăn nuôi những tháng cuối năm - Vĩnh Phúc nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới - Mô hình trữ nước đảm bảo sản xuất ở Đồng bằng Sông Cửu Long
-Theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đã có hơn 44,5 nghìn công nhân, viên chức lao động tại 51 tỉnh, thành phố dương tính với Covid-19. Các cấp công đoàn trong cả nước đã khẩn trương triển khai thủ tục chi hỗ trợ công nhân, lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với số tiền gần 4,4 nghìn tỷ đồng. Mỗi địa phương có cách làm khác nhau nhưng đều nỗ lực với nhiều cách làm sáng tạo để giúp công nhân sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này, ổn định cuộc sống. - MV Quả thơ: Rộn ràng giai điệu trống quân dịp trung thu
Đang phát
Live