VOV1 - Các HTX trong nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, vận tải… ngày nay đã và đang hoạt động theo cơ chế thị trường, vận hành như mô hình doanh nghiệp và có đầy đủ những yếu tố của một tổ chức kinh tế hiện đại, góp phần quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
Vào ngày này cách đây 79 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9 năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc, giúp Việt Nam vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế; thực hiện khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau gần 8 thập kỷ, chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo động lực mới, đưa nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, hiện đại.., Nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 79 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết nhan đề “CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI”.
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Đang phát
Live