Một trong những sự kiện được dư luận đặc biệt chú ý trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hội nghị không đạt được kết quả đột phá nào nhưng được cho là bước đi quan trọng giúp xoa dịu căng thẳng đồng thời thiết lập “một số hàng rào an toàn” nhằm ngăn một cuộc cuộc xung đột giữa hai siêu cường.
Trong một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc có cuộc đối thoại trực tuyến kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Là một sự kiện quan trọng đối với quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc họp này được cả thế giới theo dõi sát và kỳ vọng về một kết quả tích cực, giúp xuống thang căng thẳng quan hệ 2 nước. Mặc dù không có thỏa thuận nào đạt được song cuộc gặp vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý cuộc cạnh tranh và những vấn đề khác biệt giữa hai nước Mỹ - Trung. Để đánh giá sâu hơn về cuộc đối thoại quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PGS.TS Tạ Minh Tuấn – Học viện ngoại giao.
Một trong những sự kiện quốc tế được chú ý theo dõi trong tuần là cuộc đối thoại giữa đại diện Mỹ - Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây có thể coi là bước đi tích cực hiếm hoi nhằm quản lý mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay. Cuộc đối thoại được đánh giá là mang tính xây dựng, trong một bầu không khí hòa dịu hơn nhiều so với cuộc đối thoại tại Alaska hồi tháng 3 năm nay. Điều này liệu có giúp taok ra những bước đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung? Góc nhìn của mỗi bên về những tính toán của đối phương ra sao, đặc biệt là câu chuyện Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dưới góc nhìn của các nhà chính trị Mỹ như thế nào?
Thời gian qua, Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp vaccine lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, cán cân đang bắt đầu thay đổi khi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra, Mỹ và các đồng minh đã cùng nhau cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine cho thế giới. Động thái này được đánh giá là bước “tăng tốc” của Mỹ trong cuộc đua “ngoại giao vaccine” nhằm thúc đẩy lợi ích và khôi phục vai trò lãnh đạo của Washington. Thế nhưng sau một thời gian bị đánh giá là “chậm chân”, liệu Mỹ có thể sớm “bắt kịp” Trung Quốc hay Nga - hai ứng viên hàng đầu trong cuộc đua đang càng lúc càng nóng bỏng này?
Mở rộng danh sách trừng phạt, Mỹ hôm qua (3/6) đã đưa thêm 28 công ty Trung Quốc vào “danh sách đen”. Động thái của Mỹ dự báo sẽ đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào vòng xoáy đối đầu mới.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.- Đã giới thiệu 205 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 ở Trung ương. Đến nay, cả nước có 77 người nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở 24 tỉnh, thành phố.- Bộ Nội vụ trả lời việc xử lý những sai phạm tại Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.- Tiếp xúc cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc chưa tạo được bước ngoặt.- Dự báo kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng 4,7%.
Một trong những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giải quyết bài toán “lỗ hổng” về chuỗi cung ứng, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh việc hợp tác với các đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các sản phẩm quan trọng. Sắc lệnh hành pháp này không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng giới quan sát quốc tế cho rằng đây là nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, giúp bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tình trạng thiếu hụt các nguyên vật liệu nhập khẩu quan trọng trong tương lai. Bước đi này của chính quyền Tổng thống Joe Biden được đánh giá ra sao, kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ liệu có khả thi? Những nội dung này sẽ được đề cập trong cuộc trao đổi sau đây giữa BTV Thanh Huyền và PV Huy Hoàng – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Trong định hướng phát triển thập kỷ tới, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ hướng tới tự chủ về chính trị mà còn cả kinh tế. Điều này có thể thấy rõ trong chiến lược thương mại mới vừa được Ủy ban châu Âu công bố. Tài liệu có tên gọi “Tự chủ chiến lược rộng mở”, được xem là một cách để đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đơn phương và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. So với chiến lược năm 2019, bản chiến lược mới được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 18/2 mang tính chất truyền đi thông điệp về lập trường rõ ràng hơn của liên minh này trong vấn đề thương mại.
Mặt trận ngoại giao tại khu vực châu Âu lại trở nên sôi động trong những ngày đầu tháng 2 này. Sau cuộc thảo luận chuyên sâu lần đầu tiên của của tân Ngoại trưởng Mỹ với những người đồng cấp của Pháp, Đức, Anh, mới đây, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU cũng tham gia Hội nghị trực tuyến với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong Hội nghị này, ông Vương Nghị kêu gọi EU hành động "độc lập và tự chủ", chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ đối đầu với Bắc Kinh bằng "sự cạnh tranh gay gắt". Những diễn biến này khiến người ta liên tưởng đến tam giác quan hệ chiến lược Mỹ - Trung Quốc – EU thời gian tới và đặt một câu hỏi, liệu Châu Âu sẽ cân bằng mối quan hệ với đồng minh Mỹ và đối tác Trung Quốc như thế nào? Để làm rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp , theo dõi khu vực Tây Âu:
Một ngày trước thời hạn chót mà chính quyền Mỹ đặt ra, ByteDance - công ty chủ quản của ứng dụng chia sẻ video Tiktok đã quyết định hợp tác với Oracle – một công ty phần mềm của Mỹ. Giải pháp cứu vãn tình thế này được cho vừa giúp ứng dụng Tiktok tiếp tục hoạt động tại Mỹ, vừa làm hài lòng Chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các bên liên quan ngay lập tức có phản hồi về thông tin trên.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live