VOV1 - Trong báo cáo công bố ngày 30/1, cơ quan thống kê Liên minh châu Âu Eurostat cho biết mức tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý 4/2024 không thay đổi so với quý trước đó, đạt mức 0,9% do tình hình bất ổn chính trị ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Pháp và Đức.
Những đánh giá mới đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho thấy, kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hầu như không tăng trưởng trong năm nay và triển vọng về sự ổn định tài chính của khu vực này vẫn rất mong manh, mặc dù lạm phát đã giảm đáng kể so với trước.
Mặc dù triển vọng phục hồi của kinh tế châu Âu sau năm 2024 vẫn được đánh giá tốt, song nhiều ý kiến cho rằng, khu vực đồng Ơ-rô đang tăng trưởng chậm hơn so với Mỹ, và càng tụt lại sau khi chịu tác động từ đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng Ucraina. Xét về dài hạn, đây là thách thức lớn với châu Âu khi muốn duy trì vị thế là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.
Biến đổi khí hậu đang “bào mòn” những tiến bộ phát triển kinh tế của châu Phi. Châu Phi với hơn 1,3 tỷ người đang mất 5% đến 15% GDP hàng năm do tác động lan rộng của biến đổi khí hậu.
Hôm nay, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi ECOWAS triệu tập phiên họp khẩn tại Nigeria để tìm thảo luận các bước đi tiếp theo đối với cuộc khủng hoảng tại Niger. Sau thời hạn chót mà ECOWAS đưa ra cho Niger để khôi phục quyền lực cho Tổng thống Ba-zum, câu hỏi quan trọng nhất lúc này là ECOWAS sẽ xúc tiến can thiệp quân sự vào Niger như đã từng làm với nhiều quốc gia trong quá khứ hay tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Theo giới phân tích, với sự chia rẽ trong nội bộ ECOWAS cũng như giữa các quốc gia châu Phi không phải thành viên của tổ chức này, giải pháp quân sự được xem là lựa chọn cuối cùng. Nhưng trong bối cảnh chính quyền quân sự tại Niger đang tỏ ra cứng rắn và từ chối mọi nỗ lực tiếp xúc ngoại giao, ECOWAS phải tính toán cách tiếp cận của mình như thế nào?
Khác với châu Âu và châu Mỹ, hoạt động sản xuất của châu Á vẫn sôi động. Trong tháng 4 vừa qua, mặc dù giảm nhẹ so với tháng trước, song chỉ số quản trị thu mua (PMI) trung bình trong lĩnh vực sản xuất ở châu Á vẫn cao nhất thế giới, ở mức 50,6%.
Trong báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á” công bố hôm nay, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay. Việc các hạn chế do đại dịch COVID-19 tiếp tục được nới lỏng, đặc biệt tại Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư.
Tăng cường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 2023.-Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn.- Kinh tế quốc tế: Đà phục hồi của kinh tế châu Á đang chậm lại – Đâu là điểm sáng?
Những "cơn gió ngược" về kinh tế mà khu vực châu Á phải đối mặt trong năm 2022 như lạm phát cao, đồng đôla mạnh đã bắt đầu hạ nhiệt trong khi các vấn đề tài chính toàn cầu dịu bớt, giá lương thực, giá dầu giảm, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi là những tín hiệu giúp kinh tế châu Á phục hồi mạnh mẽ trong năm nay.
Sau thời gian bị phủ bóng bởi những tin tức u ám, số liệu mới nhất được Uỷ ban châu Âu công bố cho thấy, các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu – Eurozone đã có sự khởi sắc đáng kể nên sẽ tránh được suy thoái trong gang tấc, đồng thời triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023 cũng được nâng lên mức cao hơn so với dự báo trước kia. Những tín hiệu này không chỉ có ý nghĩa tích cực với châu Âu mà còn với các quốc gia và khu vực có mối quan hệ hợp tác gắn bó về kinh tế và thương mại với châu lục này, như Đông Nam Á chẳng hạn. Tuy nhiên, theo nhiều nhận định, châu Âu thoát khỏi suy thoái song vẫn còn nhiều lực cản đối với tăng trưởng kinh tế trong năm nay. PV Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live