Thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi. Tại thành phố Đà Nẵng, sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị số 21 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Phản bác các luận điệu sai trái về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.- Các điểm trông giữ xe tại Hà Nội không dùng tiền mặt hoạt động hiệu quả.- Chuyến thăm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Palestine nhằm nỗ lực tìm giải pháp hạ nhiệt căng thẳng khu vực Trung Đông.
Sự phát triển công nghệ tạo thuận lợi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các đối tượng tội phạm mạng ngày càng tinh vi hơn. Vậy làm gì để bảo mật, an toàn giao dịch không dùng tiền mặt? Đây là nội dung được các đại biểu thảo luận tại Hội thảo Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không dùng tiền mặt do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước phối hợp tổ chức chiều nay (14/6).
Ngày 25/11/2022, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 21 về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Hiện nay, với việc Cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội được triển khai, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhóm đối tượng này cũng như đảm bảo việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, đặc biệt là chi trả không dùng tiền mặt.
Hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia (10/10), sáng nay (7/10), tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và Sở Công thương tổ chức sự kiện “Phát động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.
Theo BHXH Việt Nam, đến năm 2025, sẽ có 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Gần hai năm qua, các ngành, các địa phương thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1813 ngày 28/10/2021), đã đạt nhiều kết quả khả quan. Dễ nhận thấy nhất là xây dựng được thói quen thanh toán, chi trả bằng phương thức không dùng tiền mặt trong xã hội. Người tiêu dùng từ chưa biết thì nay có thể thao tác để nộp thuế, phí, thanh toán dịch vụ, mua sắm…không dùng tiền mặt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề hạ tầng, bảo mật, an toàn vẫn là mối lo ngại cần được giải quyết để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
Chiều nay (16/6), tại TP.HCM, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cùng Báo Tuổi trẻ và một số đơn vị phối hợp tổ chức Hội thảo “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh, thúc đẩy phát triển xã hội”. Đây là hoạt động trong chương trình Ngày không tiền mặt 16/6/2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự hội thảo và phát biểu. Phản ánh của phóng viên Minh Hạnh, thường trú TP.HCM:
Sự kiện “Ngày không tiền mặt” được tổ chức vào ngày 16/6 hằng năm nhằm khuyến khích việc thanh toán không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Thanh toán không tiền mặt mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, 75% số người trưởng thành ở nước ta đã có tài khoản ngân hàng. Con số này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh cả nước đang triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện?. Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết đã tiết kiệm được 50.000 ngày công mỗi năm nhờ số hóa quy trình, đó chính là hiệu quả ban đầu khi chuyển đổi sang số hóa quy trình tài chính kế toán và kinh doanh, dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tiết kiệm thêm được hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công; Hơn 30.000m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy và giảm 50%-80% thời gian thực hiện công việc... Số hóa thành công 2 quy trình nghiệp vụ này cũng giúp EVNNPC “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương trải dài trên 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc.
Đang phát
Live